Nhân vật "có máu mặt" trên thị trường tài chính dự báo lãi suất cuối kỳ sẽ đạt trên 5% bởi lạm phát khó lòng bị chế ngự
Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon tin rằng lãi suất cuối kỳ có thể tăng cao hơn mức mà Cục Dự trữ Liên bang hiện đang dự kiến.
- 19-01-2023Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ dội gáo nước lạnh vào nỗ lực giảm lạm phát của FED?
- 16-01-2023Các chuyên gia kinh tế: Mỹ sắp rơi vào suy thoái và Fed sẽ hạ lãi suất trong năm 2023
- 14-01-2023'Cái giá' của lạm phát: Nam giới ở một thành phố đi cắt tóc, cạo râu đón năm mới tốn 'sương sương' 3 triệu đồng
- 14-01-2023Bitcoin có lúc tăng vọt trên 21.000 USD trong bối cảnh lạm phát được kỳ vọng đạt đỉnh
- 14-01-2023Lạm phát tại Pháp năm 2022 tăng kỷ lục sau gần 40 năm
“Tôi thực sự nghĩ rằng lãi suất có thể tăng cao hơn 5% bởi những mối nguy về lạm phát sẽ không biến mất sớm như vậy”, ông Dimon cho biết.
Để ngăn chặn đà tăng của giá cả, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất lên 4,25 đến 4,5%, mức cao nhất trong 15 năm. Lạm phát cuối kỳ hay mức lãi suất cuối cùng của chu kỳ tăng này được dự báo sẽ đạt tới 5,1% tại cuộc họp chính sách tháng 12 vừa qua.
Tuy nhiên, sau đó, chỉ số giá tiêu dùng, vốn đo lường chi phí của một rổ hàng hóa và dịch vụ khá rộng lớn đã tăng 6,5% trong tháng 12 so với một năm trước, đánh dấu mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 10/2021. Thậm chí, nó còn giảm so với mức tăng của tháng trước đó.
Ông Dimon nói rằng việc lạm phát giảm xuất phát từ các yếu tố tạm thời như giá dầu giảm và kinh tế Trung Quốc giảm tốc do các biện pháp ngăn chặn đại dịch nghiêm ngặt.
“Chúng tôi được hưởng lợi từ việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng như giá dầu giảm một chút. Tôi nghĩ xăng dầu có thể sẽ tăng trong 10 năm tới và Trung Quốc sẽ không còn giảm phát nữa”, ông Dimon nói về những tín hiệu có thể tiếp tục khiến lạm phát Mỹ tăng cao.
Các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ gần đây của FED đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ. Các ngân hàng Trung ương cảm thấy họ cần tăng lãi suất thêm nữa khi thị trường lao động và tiêu dùng vẫn mạnh.
Trong trường hợp đó, ông Dimon tin rằng nếu suy thoái của Mỹ là nhẹ, lãi suất có thể tăng lên tới 6%. Tuy nhiên, vị CEO của JPMorgan cũng khẳng định khó ai có thể đoán trước được suy thoái kinh tế sẽ có hình hài thế nào.
“Tôi biết có những giai đoạn suy thoái, thăng trầm. Tôi thực sự không lo lắng nhiều về điều đó. Tôi lo ngại rằng chính sách công yếu kém sẽ làm tổn hại tới sự tăng trưởng của Mỹ”, CEO Dimon nói.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất