MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Kiến trúc sư' Kim Jong Un

25-11-2013 - 09:51 AM |

Hoạt động xây dựng đang bùng nổ ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong Un lên lãnh đạo cách đây 2 năm. Nguồn vốn dành cho hoạt động này chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga.

Nội dung nổi bật:

-  Hoạt động xây dựng đang bùng nổ ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong Un lên lãnh đạo cách đây 2 năm. Nguồn vốn dành cho hoạt động này chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga.

- Chính sách “quân đội là trước nhất” của người cha Kim Jong Il đã đẩy Triều Tiên vào nạn đói trong những năm 1960. Tập trung vào vũ khí hạt nhân cũng khiến nước này trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới khi liên tiếp phải chịu lệnh cấm vận. Kim Jong Un hiểu rằng kinh tế là vấn đề cấp thiết hơn so với vũ khí hạt nhân.

- Hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy Triều Tiên đang xây dựng đường cao tốc dai 100km dọc theo bờ biển phía Đông, nối Hamhung tới khu du lịch nằm trong thành phố cảng Wosan. Dường như mục tiêu ở đây là nối tất cả các thành phố tới Bình Nhưỡng bằng đường cao tốc, đồng thời tăng cường kết nối với kinh tế Trung Quốc.



Kim Jong Un – vị lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên – đã đe dọa nước Mỹ bằng quân bài vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời cũng khiến thế giới ngạc nhiên trước “khiếu hài hước” với Disney và ngôi sao bóng rổ đến từ nước Mỹ Dennis Rodman.

Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên hơn cả: người ta có thể nhận thấy hoạt động xây dựng đang bùng nổ ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong Un lên lãnh đạo cách đây 2 năm. Nguồn vốn dành cho hoạt động này chủ yếu đến từ Trung Quốc (hậu phương vững chắc ở phía Bắc) và Nga (vốn là đồng minh từ thời chiến tranh lạnh). 

Theo Reuters, dựa trên những hình ảnh từ vệ tinh và nhiều bức ảnh được chụp bởi những người thương xuyên tới Triều Tiên, hoạt động xây dựng ở đây vượt xa những thứ vốn được đưa tin rầm rộ trên kênh truyền thông quốc gia như khu trượt tuyết, công viên giải trí và nhà cao tầng. 

Tập trung hơn vào kinh tế là thay đổi lớn trong chính sách của Kim Jong Un, mặc dù căng thẳng trên bán đảo liên triều vẫn ở mức cao và Bình Nhưỡng vẫn là mục tiêu chỉ trích của Liên hợp quốc.

Chính sách “quân đội là trước nhất” của người cha Kim Jong Il đã đẩy Triều Tiên vào nạn đói trong những năm 1960. Tập trung vào vũ khí hạt nhân cũng khiến nước này trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới khi liên tiếp phải chịu lệnh cấm vận. 

Theo Park Sang Kwon, CEO của Pyeonghwa Motors, công ty liên doanh sản xuất xe hơi ở Triều Tiên, Kim Jong Un hiểu rằng kinh tế là vấn đề cấp thiết hơn so với vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên không chỉ có ngân sách hoạt động theo cơ chế lạc hậu. Một số dự án dường như không có mối liên hệ với chi ngân sách chính thức. Điều này khiến người ta không thể hình dung Kim Jong Un làm thế nào để tài trợ cho hoạt động xây dựng khi mà kinh tế Triều Tiên chỉ bằng 1/40 so với quy mô kinh tế Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chính sách tập trung vào quân đội cũng có thể giúp Kim Jong Un dựa vào lực lượng quân đôi lên tới 1,2 triệu người để hiện thực hóa mục tiêu. Có thể nhìn thấy những người lính trở thành thợ xây trong những tòa nhà cao tầng hoặc trên các con đường đang thi công. Thêm vào đó, hầu hết đất đai đều thuộc về chính phủ và điều này khiến chi phí giảm đi rất nhiều.

Từ giờ, hãy gọi tôi là Tiến sỹ Kim

Cầu, đường và đường sắt

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Trung Quốc cấp khoảng 300 triệu USD để Triều Tiên xây cầu trên song Yalu nối thành phố cảng Dandong của Trung Quốc với thành phố Sinuiju của Triều Tiên.

Hồi tháng 9, Nga cũng mở cửa trở lại tuyến đường sắt dài 54 km xuất phát từ Khasan (Nga) tới Ranjin (Triều Tiên).

Hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy Triều Tiên đang xây dựng đường cao tốc dai 100km dọc theo bờ biển phía Đông, nối Hamhung tới khu du lịch nằm trong thành phố cảng Wosan. 

Theo nguồn tin thân cận, dường như mục tiêu ở đây là nối tất cả các thành phố tới Bình Nhưỡng bằng đường cao tốc, đồng thời tăng cường kết nối với kinh tế Trung Quốc.

Mục tiêu khác là biến Triều Tiên thành điểm du lịch hấp dẫn. Masik Ski Resort là một dự án được công bố rộng rãi. Triều Tiên ước tính sẽ thu được 43,75 triệu USD mỗi năm từ khu resort này với 5.000 lượt khách mỗi ngày sau khi mở cửa vào năm tới. 

Kim Jong Un cũng liên tục tới thăm công viên nước rộng 110.000 m2 nằm bên bờ sông Taedong chảy qua thủ đô Bình Nhưỡng. Công viên này được mở cửa hôm 15/10.

Du khách Trung Quốc là khách hàng mục tiêu của Triều Tiên. Trong khi nhiều người Trung Quốc thích tới Paris, London hay New York, không ít người thích Triều Tiên vì ở đây rẻ hơn và có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc thời kỳ trước khi mở cửa. 

Dù số liệu không được công bố chính thức, những khoản tiền từ Trung Quốc và động thái tái cấu trúc nợ của Nga có thể cho thấy những bước tiến lớn. Trong khi hãng tin KCNA vẫn đưa hình ảnh Kim Jong Un trong các cuộc tập trận, vị lãnh đạo trẻ tuổi cũng xuất hiện trong các lễ khởi công dự án. 

Theo nguồn tin thân cận, Ma Won Chun là Thứ trưởng của Bộ kế toán và Tài chính của Triều Tiên và từ lâu đã là người quản lý tiền bạc của nước này. Nhân vật này thường xuất hiện bên cạnh Kim Jong Un khi ông này tới thăm các công trường xây dựng. 

Khó khăn

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thuyết phục nhà đầu tư. Nỗ lực thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đã thất bại. Căng thẳng với Seoul và du khách Hàn Quốc bị bắn đã khiến Hàn Quốc phải rút khỏi công viên Mount Kumgang năm 2008. Khu công nghiệp Keasong cũng phải đóng cửa một thời gian. 

Những du khách tới Triều Tiên thời gian gần đây có thể nhìn thấy những chiếc cần cẩu và trụ thép vươn lên trên bầu trời. Bên ngoài thủ đô, những ngôi làng và thị trấn nhỏ cũng đang dần thay đổi diện mạo. Những tòa nhà cũng mọc lên ở các vùng quê, mặc dù với quy mô nhỏ hơn nhiều so với ở Bình Nhưỡng. 

Dẫu vậy, có một số điều không thể thay đổi. KCNA vẫn ngày ngày chỉ trích nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Và, hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho đợt thử hạt nhân thứ tư và chuẩn bị phóng tên lửa.

Rõ ràng là Kim Jong Un vẫn cần phải củng cố hình ảnh là một nhà chỉ huy quân sự!


Theo Thu Hương

thuyntt

CafeF/Trí thức trẻ/ Reuters

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên