Larry Fink, người đàn ông nắm trong tay 3.700 tỷ đôla Mỹ
Tài sản dưới quyền quản lý của ông gấp rưỡi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và gấp đôi tổng tài sản của các ông hoàng dầu mỏ
Trên phố Wall, Larry Fink đáng được xếp vào bậc vương giả. Những năm
80, nhờ đi tiên phong trên thị trường trái phiếu bảo đảm bằng các khoản vay thế
chấp mua nhà, ông là người lên tới cấp Giám đốc điều hành (Managing Director)
trẻ nhất mọi thời đại tại First Boston. Đáng lẽ vương miện tại First Boston đã
là của ông, nhưng vào năm 1986, bộ phận cho vay thế chấp mua nhà của ông lỗ 100
triệu USD chỉ trong một quý. Hai năm sau ông ra đi.
Giờ thì ông đứng đầu BlackRock, công ty quản lý tài
sản lớn nhất thế giới với 3,7 nghìn tỷ USD tài sản. Ông đứng trên đỉnh cao của
ngành tài chính Mỹ, nhưng ông không phải một đầu lĩnh trên Phố Wall. Từ lâu,
Larry Fink đã coi mình là người chống lại Phố Wall.
Chúng
ta không thuộc về Phố Wall
“Tôi luôn nói [với đồng nghiệp] rằng chúng ta không
thuộc về Phố Wall. Chúng ta đã rời bỏ nó lâu rồi,” Larry Fink nói. “Mô hình
kinh doanh của chúng ta khác, và điều này là có lợi cho xã hội mà ta đang sống.”
Đó là một thái độ phù hợp với thời đại, và ắt hẳn là
có lợi cho BlackRock. Không như các ngân hàng trên phố Wall, công ty của Larry
Fink đi qua khủng hoảng tài chính mà danh tiếng còn nguyên còn việc làm ăn thì
ngày càng phát đạt. Và không giống như nhiều quan chức trên Phố Wall mấy năm
nay vốn đau đầu với những chỉ trích từ phía Quốc hội và điều tra từ phía chính
phủ, ông Fink giữ quan hệ tốt đẹp với chính quyền Obama.
Thực tế, một người Dân chủ nhiệt thành như ông Larry
Fink không giấu diếm ý muốn tham gia chính phủ nhiệm kỳ hai của Tổng thống
Obama trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, thay cho người bạn lâu năm Tim
Geithner. Nhưng vì ưu tiên số một cho ghế Bộ trưởng sắp tới sẽ là thâm hụt tài
khóa, thế nên cần phải hiểu chi tiết các vấn đề ngân sách và có quan hệ tốt với
Quốc hội. Thế nên ước nguyện của Larry Fink có vẻ khó thành hiện thực.
Dù có được ghế Bộ trưởng hay không thì đó cũng là tín
hiệu cho thấy vị CEO tuy đầy quyền lực nhưng đã bước sang tuổi 60 đang rất băn
khoăn không biết tiếp theo nên làm gì.
Chưa
bao giờ tự tin đến thế
Nhưng nếu ông muốn “đổi gió”, ắt BlackRock cũng sắp có
“biến”. Quy mô và quyền lực của BlackRock chưa thu hút nhiều sự chú ý từ phía
công chúng và cơ quan giám sát, nhưng mọi chuyện ắt sẽ khác. Một số nhà phân
tích cho rằng, BlackRock sẽ bị coi là “tổ chức tài chính có tầm quan trọng hệ
thống”, một “tước hiệu” đi kèm với thêm các yêu cầu về vốn cùng sự giám sát kỹ
càng hơn. Và sau thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng đánh dấu bằng hàng loạt vụ
thâm tóm, nhiều nhà đầu tư lo ngại tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ chậm lại.
Về vấn đề “quá lớn để đổ vỡ”, BlackRock cho rằng mô
hình công ty quản lý tài sản của mình khác về chất so với các ngân hàng: nó an
toàn hơn. Nhưng cơ quan quản lý đang cân nhắc liệu có nên xếp BlackRock vào
nhóm các tổ chức tài chính có tầm quan trọng hệ thống hay không.
Về vấn đề có thể sẽ tăng trưởng chậm lại, BlackRock
giải quyết bằng cách đưa ra thêm nhiều dịch vụ mới, trong đó gây tranh cãi nhất
là triển khai sàn giao dịch điện tử trong nội bộ công ty, đồng thời cũng loại
luôn vai trò môi giới. Đó là một đòn đánh trực diện vào trái tim của Phố Wall.
Trước kia là “con gorilla trên thị trường trái phiếu”,
như lời CEO Larry Fink, BlackRock nay cực mạnh ở mảng cổ phiếu, và dẫn đầu thị
trường với cả hai chiến lược đầu tư chủ động (active) và thụ động (passive).
Mảng sản phẩm đầu tư thay thế cũng nhận được nhiều sự chú ý. “Chúng tôi có thể
cạnh tranh với các công ty đầu tư vốn cổ phần. Về lợi nhuận chúng tôi không
kém, thậm chí còn có lợi thế tuyệt đối về thông tin,” ông nói.
Vì những năm tín dụng bong bóng không vay nợ, nên
BlackRock có thể mua tài sản giá rẻ khi người bán gặp khó khăn, ví dụ như bộ
phận quản lý tài sản của Merrill Lynch và Barclays Global Investors.
Dù vậy, các nhà đầu tư vào cổ phiếu BlackRock vẫn thận
trọng với khả năng tăng số tài sản quản lý của công ty này. “Quy luật số lớn
đang chống lại họ,” nhà phân tích Marc Irizarry tại Goldman Sachs nói.
Ông Fink và vị phó của mình, ông Rob Kapito, trước đây
đã bị hỏi những câu kiểu này và họ không cho rằng BlackRock quá lớn để quản lý.
“Quy mô là lợi thế,” ông Fink nói. “Tình hình kinh doanh của BlackRock đang rất
khả quan, tôi chưa bao giờ thấy tự tin đến thế.”
Ông Kapito kiên quyết phủ nhận việc BlackRock đang chống lại Phố Wall. “Chẳng nhẽ giúp khách hàng có khả năng giao dịch với nhau mà không có chênh lệch giữa giá chào mua và chào bán lại là loại Phố Wall ra khỏi cuộc chơi,” ông nói. “Đó chỉ là một lựa chọn khác. Chúng tôi đang giúp hoạt động thị trường hiệu quả hơn.”
BlackRock hiện là công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giớiVài
tỷ [USD] cơ à? Huy động được chắc phải mất … cả ngày
Ngoài quy mô khổng lồ, ảnh hưởng ngày càng lan rộng
của BlackRock còn đến từ nhiều hướng khác. Ông Fink ra vào văn phòng của giới
thượng lưu tài chính chính trị thế giới như đi chơi. Gần đây ông vừa mới thuê
cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ Philip Hildebrand để làm hài lòng
những khách hàng lớn nhất.
Khi chính phủ Mỹ cần thanh lý số chứng khoán cho vay
thế chấp mua nhà độc hại trên sổ sách của AIG, FED lập tức “chỉ định thầu” cho
BlackRock.
Đội chuyên trách của BlackRock cho dự án này nay thành
hạt nhân của nhóm tư vấn cho nhiều nhiều chính phủ tại Châu Âu (trong thương vụ
AIG, từ đống tài sản cho chẳng ai nhận, họ còn kiếm được lãi về cho người nộp
thuế Mỹ).
Cựu quan chức Bộ Tài chính từng phụ trách việc giải
quyết danh mục đầu tư của AIG, ông Jim Millstein, nói BlackRock được “chỉ định
thầu” vì họ ít có “dây mơ rễ má” như các công ty trên Phố Wall.
“Vừa ít xung đột lợi ích nhất, mà số tiền thu về lại
khả quan nhất,” ông nói. “Mô hình của họ rất tốt.”
BlackRock là cổ đông lớn nhất của nhiều công ty. Khi
Stuart Gulliver lên nắm ghế CEO của HSBC vào tháng 02/2011, một trong những
việc đầu tiên ông ta làm là bay tới New York tìm kiếm sự ủng hộ của Larry Fink.
Công ty này còn quyền lực ở chỗ Larry Fink quan hệ tốt
với những cái “bể tiền” lớn nhất thế giới, đặc biệt là các quỹ tài sản nhà nước
ở Châu Á và Trung Đông. Trong vụ mua lại Barclays Global Investor, khi một
trong các kênh huy động của ông đột ngột “tắc”, chỉ trong 24h sau đó ông đã
“gọi” được hàng tỷ USD từ Trung Quốc, Kuwait và Singapore. Larry Fink dành một
nửa thời gian của mình để di chuyển và trong ví lúc nào cũng có sẵn khoảng 10
loại ngoại tệ khác nhau.
“Con”
vượt “mẹ”
Sau khi rời First Boston, Fink thành lập BlackRock
Financial Management năm 1988. Khởi đầu chỉ là công ty dưới trướng của Blackstone, ít ai nghĩ rằng có một ngày BlackRock lại vượt
xa “người mẹ” cũ của mình.
Ngày nay, Steve Schwarzman, nhà sáng lập của Blackstone,
coi việc để Fink ra đi là một trong những sai lầm lớn nhất trong đời. (Ban đầu
Blackstone sở hữu toàn bộ BlackRock, thế nên ắt ông Schwarzman có không ít lý
do để tiếc rẻ.)
Quan hệ giữa Larry Fink và Blackstone xấu đi vào năm
1995 và công ty này quyết định bán phần vốn góp của mình cho PNC Financial Services với giá 230
triệu USD. PNC đã lãi tới 8 tỷ USD từ vụ đầu tư này. “Họ để chúng tôi phát
triển còn Blackstone thì không,” Larry Fink nói. BlackRock phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng vào năm 1999 và đến nay PNC vẫn giữ lại 20% cổ phần.
Một trong những sự kiện trọng đại nhất trong giai đoạn sơ khai của BlackRock là khi General Electric nhờ giúp thanh lý tài sản của Kidder Peabody, sau khi công ty này phá sản năm 1994. Đó là lần đầu tiên BlackRock thay mặt khách hàng xử lý một vấn đề như thế.
Ngày nay, bộ phận Giải
pháp của BlackRock, với những thuật toán tinh vi nhằm đánh giá rủi ro danh mục
đầu tư, đã trở thành nền tảng và là nhân tố chính tạo ra sự khác biệt của công
ty.
Minh Tuấn