Phù thủy phố Wall (P2)
Tên bà đồng nghĩa với “kẻ keo kiệt” trên toàn nước Mỹ, thậm chí về sau còn được sách kỷ lục Guinness gọi là “ kẻ keo kiệt nhất thế gian”.
- 30-07-2014Phù thủy phố Wall
- 27-07-2014Phù thủy Make-up Michelle Phan bị kiện hàng tỷ đồng
- 28-10-2013“Phù thủy” ngân hàng
Khi các quy định về thời hiệu được áp dụng vào các vấn đề pháp lí trước đó của bà, gia đình nhà Green quay trở về Mỹ vào năm 1875. Năm 1885, xem ra quy định về độc lập tài chính với chồng là quyết định khá sáng suốt của bà.
Hetty kiên trì thực hiện các nguyên tắc của mình, dự trữ những khoản tiền lớn, đầu tư thật nhiều trong khi người khác đang tỏ ra thận trọng, rút vốn khi tất cả mọi người đang chờ giá cả tăng, không bao giờ vướng nợ nần, giữ đầu óc tỉnh táo trong những cuộc khủng hoảng, và không ngừng tìm hiểu về một vụ đầu tư trước khi tham gia.
Chồng của bà thì ngược lại, phần lớn là đầu cơ tích trữ, không ngần ngại vay mượn để tăng cơ hội trong các phi vụ đầu tư mạo hiểm của mình. Xui xẻo cho ông ấy, các vụ đầu tư này mạo hiểm vì có lí do của nó. Ông đã hoang phí mất 2 triệu USD.
Để thoát khỏi cái hố nợ này, ông lại vay ngân hàng với lời ngụ ý rằng số tiền Hetty sẽ làm bảo đảm, mặc dù không phải vậy. Ông sớm có một khoản nợ khổng lồ, cho dù đã vài lần Hetty phải đứng ra bảo lãnh.
Hetty cuối cùng cũng biết về món nợ trên sau sự sụp đổ của công ty tài chính John J. Cisco & Son’s mà bà là cổ đông lớn nhất. Hóa ra, chồng bà lại là người nợ nhiều nhất công ty. Khỏi phải nói, Hetty đã phải chia tay chồng (nhưng họ vẫn trong tình trạng kết hôn, và trong những năm cuối đời của ông, Hetty vẫn chăm sóc, thậm chí gia nhập giáo hội Episcopalian để có thể được chôn cạnh ông sau khi chết).
Tại thời điểm đó, Hetty đã bộc lộ những kỹ năng đầu tư khôn khéo, cùng với cách ứng xử giống một "chú chó bull" trong kinh doanh (chống trả nhiều âm mưu phá hoại từ các nhóm nhà đầu tư khác, cho họ nếm mùi gậy ông đập lưng ông).
Nhưng sau khi li thân chồng, bà trở nên lập dị, theo lời kể của công chúng. Thật khó để phân biệt điều đồn thổi với những sự thật đã được phóng đại, nhất là khi bà là người phụ nữ cực kỳ thành đạt thế kỉ 19-20.
Điều này lại không được các quý ông doanh nhân đầy quyền lực coi trọng, và vì vậy có nhiều lời đồn đại không hay về bà đã nổi lên, nhưng phần lớn là vô căn cứ.
Trong đó kể đến những điều khác thường được hỗ trợ bởi hàng loạt tư liệu bao gồm việc bà hay di chuyển từ quận này sang quận nọ để khỏi phải đóng thuế ở nơi đó, thường sống ở những nơi rẻ nhất mặc dù bà rất giàu có. Bà còn bị tố thường xuyên sử dụng tên của chú chó cưng để đặt chỗ trọ, nhằm cắt đuôi những người thu thuế.
Thêm vào đó, khi cậu con trai 9 tuổi của bà bị thương ở chân, thay vì dùng tiền để con có được dịch vụ y tế tốt nhất, bà lại đưa cậu vào một bệnh viện từ thiện. Dù sao, trái với những gì bạn thường đọc được, bà có đưa cậu bé tới nhiều bác sĩ khác vì cậu vẫn gặp vấn đề với chân trong vài năm sau đó. Cuối cùng, cái chân đó bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
Bên cạnh việc không ưa chi tiền cho các dịch vụ y tế, bà còn bị đồn là tuyệt nhiên thờ ơ với việc vệ sinh cá nhân, hiếm khi thay và giặt quần áo. Đặc biệt là vào mùa hè, giới truyền thông báo cáo rằng bà rất bốc mùi. Họ còn nói rằng bà luôn mặc cả khi mua đồ và từ chối trả tiền khi có thể.
Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất về bà là tính keo kiệt. Bà đã có lần chĩa súng vào ông trùm đường sắt Collis P. Huntington. Huntington cảm thấy bực tức vì cái giá quá thấp mà Hetty trả cho những đường ray tuy nhỏ nhưng có vị trí vô cùng quan trọng của ông. Nên ông quyết định thử đe dọa bà ta.
Cụ thể là, ông đe dọa sẽ khiến những luật sư và cảnh sát trong phe ông ta bỏ tù con trai bà. Thay vì nhượng bộ, câu trả lời của bà đơn giản là rút súng ra. Việc này có lẽ cũng không quá ngạc nhiên vì Huntington đã mắc phải sai lầm, đe dọa 2 thứ quan trọng nhất đối với Hetty – tiền bạc và con cái.
Vì tất cả những điều trên, hay cũng là vì bà là người phụ nữ cực kì thành đạt trong giới kinh doanh ở cái kỷ nguyên mà phụ nữ thường phải ngồi nhà, Hetty được mệnh danh là “phù thủy phố Wall”. Có lẽ xứng đáng hơn, tên bà đồng nghĩa với “kẻ keo kiệt” trên toàn nước Mỹ, thậm chí về sau còn được sách kỷ lục Guinness gọi là “kẻ keo kiệt nhất thế gian”.
Bà thường nói về tất cả những điều này rằng: “Câu chuyện về cuộc đời tôi được viết bởi những kẻ, tôi cho rằng, không cần quan tâm một tí ti nào về con người thật của Hetty Green. Tôi là người sốt sắng, nhưng họ lại cho là vô tâm.
Tôi đi con đường riêng của mình. Không cần cộng sự, không mạo hiểm tiền đồ của người khác, vì thế tôi trở thành quý bà Ishmael , chống lại mọi người đàn ông”.
Mặc dù không có con số chính xác, nhưng theo dự đoán, vào thời điểm bà mất ngày 3 tháng 7 năm 1916, hưởng thọ 82 tuổi, Hetty đã tích được số tài sản khoảng 200 triệu USD (khoảng 5 tỷ USD hiện nay).
Dù đã dành tài sản cho con trai thừa kế, dạy cậu ấy mọi điều bà biết về đầu tư, cậu lại không thừa hưởng tính tằn tiện và ác cảm với việc từ thiện như mẹ mình. Cậu ta chi tiêu và làm từ thiện khá nhiều, và tuy cũng đầu tư rất khôn khéo, vào thời điểm cậu mất năm 1937, khối tài sản dường như không tăng chút nào, vẫn là khoảng 100 triệu USD do mẹ để lại.
Số tiền này được trao lại cho người em gái Sylvia, cộng vào 100 triệu USD cô thừa kế từ Hetty.
Sylvia sống tới năm 1951, để lại số tiền 200 triệu USD cho hàng loạt các quỹ từ thiện, bệnh viện, trường học và nhà thờ. Sau cùng, cho dù Hetty có bủn xỉn tới đâu, một phần lớn khối tài sản kếch xù của bà lại được làm từ thiện nhờ các con.
Hetty kiên trì thực hiện các nguyên tắc của mình, dự trữ những khoản tiền lớn, đầu tư thật nhiều trong khi người khác đang tỏ ra thận trọng, rút vốn khi tất cả mọi người đang chờ giá cả tăng, không bao giờ vướng nợ nần, giữ đầu óc tỉnh táo trong những cuộc khủng hoảng, và không ngừng tìm hiểu về một vụ đầu tư trước khi tham gia.
Chồng của bà thì ngược lại, phần lớn là đầu cơ tích trữ, không ngần ngại vay mượn để tăng cơ hội trong các phi vụ đầu tư mạo hiểm của mình. Xui xẻo cho ông ấy, các vụ đầu tư này mạo hiểm vì có lí do của nó. Ông đã hoang phí mất 2 triệu USD.
Chồng Hetty: Edward Howland Robinson Green "Colonel Green"
Để thoát khỏi cái hố nợ này, ông lại vay ngân hàng với lời ngụ ý rằng số tiền Hetty sẽ làm bảo đảm, mặc dù không phải vậy. Ông sớm có một khoản nợ khổng lồ, cho dù đã vài lần Hetty phải đứng ra bảo lãnh.
Hetty cuối cùng cũng biết về món nợ trên sau sự sụp đổ của công ty tài chính John J. Cisco & Son’s mà bà là cổ đông lớn nhất. Hóa ra, chồng bà lại là người nợ nhiều nhất công ty. Khỏi phải nói, Hetty đã phải chia tay chồng (nhưng họ vẫn trong tình trạng kết hôn, và trong những năm cuối đời của ông, Hetty vẫn chăm sóc, thậm chí gia nhập giáo hội Episcopalian để có thể được chôn cạnh ông sau khi chết).
Tại thời điểm đó, Hetty đã bộc lộ những kỹ năng đầu tư khôn khéo, cùng với cách ứng xử giống một "chú chó bull" trong kinh doanh (chống trả nhiều âm mưu phá hoại từ các nhóm nhà đầu tư khác, cho họ nếm mùi gậy ông đập lưng ông).
Hetty và chú chó cưng của bà
Nhưng sau khi li thân chồng, bà trở nên lập dị, theo lời kể của công chúng. Thật khó để phân biệt điều đồn thổi với những sự thật đã được phóng đại, nhất là khi bà là người phụ nữ cực kỳ thành đạt thế kỉ 19-20.
Điều này lại không được các quý ông doanh nhân đầy quyền lực coi trọng, và vì vậy có nhiều lời đồn đại không hay về bà đã nổi lên, nhưng phần lớn là vô căn cứ.
Trong đó kể đến những điều khác thường được hỗ trợ bởi hàng loạt tư liệu bao gồm việc bà hay di chuyển từ quận này sang quận nọ để khỏi phải đóng thuế ở nơi đó, thường sống ở những nơi rẻ nhất mặc dù bà rất giàu có. Bà còn bị tố thường xuyên sử dụng tên của chú chó cưng để đặt chỗ trọ, nhằm cắt đuôi những người thu thuế.
Thêm vào đó, khi cậu con trai 9 tuổi của bà bị thương ở chân, thay vì dùng tiền để con có được dịch vụ y tế tốt nhất, bà lại đưa cậu vào một bệnh viện từ thiện. Dù sao, trái với những gì bạn thường đọc được, bà có đưa cậu bé tới nhiều bác sĩ khác vì cậu vẫn gặp vấn đề với chân trong vài năm sau đó. Cuối cùng, cái chân đó bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
Bên cạnh việc không ưa chi tiền cho các dịch vụ y tế, bà còn bị đồn là tuyệt nhiên thờ ơ với việc vệ sinh cá nhân, hiếm khi thay và giặt quần áo. Đặc biệt là vào mùa hè, giới truyền thông báo cáo rằng bà rất bốc mùi. Họ còn nói rằng bà luôn mặc cả khi mua đồ và từ chối trả tiền khi có thể.
Có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất về bà là tính keo kiệt. Bà đã có lần chĩa súng vào ông trùm đường sắt Collis P. Huntington. Huntington cảm thấy bực tức vì cái giá quá thấp mà Hetty trả cho những đường ray tuy nhỏ nhưng có vị trí vô cùng quan trọng của ông. Nên ông quyết định thử đe dọa bà ta.
Collis P. Huntington
Cụ thể là, ông đe dọa sẽ khiến những luật sư và cảnh sát trong phe ông ta bỏ tù con trai bà. Thay vì nhượng bộ, câu trả lời của bà đơn giản là rút súng ra. Việc này có lẽ cũng không quá ngạc nhiên vì Huntington đã mắc phải sai lầm, đe dọa 2 thứ quan trọng nhất đối với Hetty – tiền bạc và con cái.
Vì tất cả những điều trên, hay cũng là vì bà là người phụ nữ cực kì thành đạt trong giới kinh doanh ở cái kỷ nguyên mà phụ nữ thường phải ngồi nhà, Hetty được mệnh danh là “phù thủy phố Wall”. Có lẽ xứng đáng hơn, tên bà đồng nghĩa với “kẻ keo kiệt” trên toàn nước Mỹ, thậm chí về sau còn được sách kỷ lục Guinness gọi là “kẻ keo kiệt nhất thế gian”.
Bà thường nói về tất cả những điều này rằng: “Câu chuyện về cuộc đời tôi được viết bởi những kẻ, tôi cho rằng, không cần quan tâm một tí ti nào về con người thật của Hetty Green. Tôi là người sốt sắng, nhưng họ lại cho là vô tâm.
Tôi đi con đường riêng của mình. Không cần cộng sự, không mạo hiểm tiền đồ của người khác, vì thế tôi trở thành quý bà Ishmael , chống lại mọi người đàn ông”.
Mặc dù không có con số chính xác, nhưng theo dự đoán, vào thời điểm bà mất ngày 3 tháng 7 năm 1916, hưởng thọ 82 tuổi, Hetty đã tích được số tài sản khoảng 200 triệu USD (khoảng 5 tỷ USD hiện nay).
Hetty cùng con gái và con rể
Dù đã dành tài sản cho con trai thừa kế, dạy cậu ấy mọi điều bà biết về đầu tư, cậu lại không thừa hưởng tính tằn tiện và ác cảm với việc từ thiện như mẹ mình. Cậu ta chi tiêu và làm từ thiện khá nhiều, và tuy cũng đầu tư rất khôn khéo, vào thời điểm cậu mất năm 1937, khối tài sản dường như không tăng chút nào, vẫn là khoảng 100 triệu USD do mẹ để lại.
Số tiền này được trao lại cho người em gái Sylvia, cộng vào 100 triệu USD cô thừa kế từ Hetty.
Sylvia sống tới năm 1951, để lại số tiền 200 triệu USD cho hàng loạt các quỹ từ thiện, bệnh viện, trường học và nhà thờ. Sau cùng, cho dù Hetty có bủn xỉn tới đâu, một phần lớn khối tài sản kếch xù của bà lại được làm từ thiện nhờ các con.
Vương Nguyên