Tâm thư của cha đẻ súng AK: Tấm lòng của một Nobel
Trước khi qua đời, cha đẻ của súng AK, ông Mikhail Kalashnikov đã có một bức tâm thư cho thấy sự ân hận và cảm giác tội lỗi với tất cả những người đã ngã xuống bởi sản phẩm của mình.
- 24-12-20135 điều bất ngờ về cha đẻ súng AK huyền thoại
- 24-12-2013Mikhail Kalashnikov, người chế tạo ra AK -47 hối tiếc điều gì trước khi qua đời?
Nội dung nổi bật:
Nỗi lòng người cha của một huyền thoại
Theo tờ Izvestia, Kalashnikov qua đời vào tháng 12/2013, và trước đó, tháng 4/2013, ông đã viết sẵn bức thư này đầy xúc động này. Lá thư được thảo bằng chiếc máy đánh chữ cá nhân của Kalashnikov, cuối thư là chữ ký của ông, viết bằng một đôi tay run rẩy: "nô lệ của Chúa, nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov".
Tang lễ của cha đẻ AK-47 |
Một câu hỏi mà nhà thiết kế đại tài này nêu ra trong thư: "Nỗi đau tâm hồn của tôi là không thể chịu đựng nổi. Tôi thường hỏi mình cùng một câu hỏi chưa có lời đáp: nếu súng của tôi tước đi mạng sống của người khác, liệu tôi có chịu trách nhiệm vì cái chết của họ, kể cả họ là kẻ thù?".
Kalashnikov đã thiết kế ra khẩu súng trường AK-47 bền bỉ và đơn giản vào năm 1947 (nên có tên gọi như trên), sau khi thấy Hồng quân lâm vào cảnh thiếu thốn vũ khí trong Thế chiến thứ hai. Sau đó, AK-47 là hình ảnh gắn với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Và trong thế giới hiện đại, “huyền thoại” này được sản xuất lậu trên khắp thế giới, trở thành biểu tượng gắn với các phong trào nổi dậy vũ trang và khủng bố.
Thêm một tấm lòng như Alfred Nobel
Còn nhớ sự ra đời của giải thưởng danh giá Nobel cho các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27/11/1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris.
Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông dù mang lại sự giàu sang cho bản thân nhưng được sử dụng cho mục đích dã man, đặc biệt biến sự giết chóc của các cuộc chiến trở thành thảm khốc. Nobel muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Một nhà báo Pháp thời kỳ đó đã chỉ Alfred Nobel là "thần chết".
Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2.000.000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người". Ông tuyên bố:
“Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:
Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại.
Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.
Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không”.
Ban đầu, phát minh của Nobel đã được ứng dụng rất tốt trong các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là khai khoáng, tuy nhiên lòng tham và dã tâm của con người đã biến thuốc nổ trở thành “công cụ của ác quỷ”.
Tổng thống V.Putin đến dự tang lễ của ông Mikhail Kalashnikov |
Quay trở lại với những nỗi ân hận của cha đẻ huyền thoại AK-47, mục đích của ông để bảo vệ đất nước. Thư ký báo chí của Thượng phụ Kirill là Alexander Volkov cho Izvestia biết rằng nhà lãnh đạo Giáo hội Nga đã nhận thư và tự tay viết thư phúc đáp.
"Giáo hội có quan điểm rất rõ ràng: khi vũ khí được dùng để bảo vệ Tổ quốc, Giáo hội ủng hộ cả những người sáng tạo lẫn những người lính dùng chúng" - ông Volkov nói - "Ông ấy đã thiết kế ra khẩu súng này để bảo vệ quê hương mình, không phải để dành cho những tên khủng bố".
Vũ khí sinh ra với mục đích giết người, nhưng để là công cụ của ác quỷ hay anh hùng, còn phụ thuộc vào người sử dụng và mục đích sử dụng của những vũ khí ấy.
Tương tự như việc một quốc gia mua vũ khí tấn công với mục đích tự vệ thì không thể chụp mũ đồng nhất với việc mua sắm vũ khí đó để gây hấn hay làm phức tạp tình hình khu vực.
Mikhail Timofeyevich Kalashnikov sinh ra ở làng Kurya, vùng Altai, trong một gia đình nông dân đông con. Kalashnikov gia nhập Hồng Quân năm 1938 và đã thể hiện khả năng của mình khi sáng tạo ra máy đếm đạn cho xe tăng. Vào những năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ông đã là một viên chỉ huy xe tăng nhưng vào năm 1941 ông đã bị thương nặng. Từ năm 1942 Kalashnikov làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khoa học súng trường Trung Ương thuộc Tư lệnh pháo binh. Ở đây vào năm 1944 ông đã tạo ra mẫu súng cacbin nạp được nhiều đạn. Từ năm 1945, Kalashnikov bắt đầu việc sáng tạo súng tự động đạn 7,62×39. Khẩu này chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức. Năm 1947, sau khi thể hiện hiểu quả cao trong thử nghiệm, súng trường của Kalashnikov đã được chấp nhận vào lực lượng vũ trang với tên gọi AK-47. Với những cống hiến xuất sắc cho nước Nga trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Nga và hai lần được phong danh hiệu Anh hùng Lao động XHCN Liên Xô. Trong lễ tang của ông, được tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới viếng và đặt những đóa hồng đỏ lên linh cữu của cha đẻ dòng súng trường huyền thoại. |
>> "Cha đẻ AK-47" hối tiếc điều gì trước khi qua đời