Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh
- 07-06-2013Vingroup ước lãi 4.300 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án Vincom Center A TP.HCM
- 03-06-2013Giá trị các TTTM của Vingroup tăng thêm 18.000 tỷ sau hai thương vụ Vincom Retail và Vincom Center A
- 03-06-2013Chân dung VIPD Group: Tập đoàn bỏ ra gần 10.000 tỷ mua lại Vincom Center A
- 29-05-2013Quỹ đầu tư Mỹ rót 200 triệu USD vào Vincom Retail là ai?
Một ngày trước khi Forbes công bố danh sách
Nhấp một ngụm trà trong phòng khách tại trụ sở công ty, ông Vượng trả lời: "Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút. Dĩ nhiên trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản (BĐS) nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác".
Ở Việt Nam, theo đánh giá của ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành công ty tư vấn CB Richard Ellis: "Vingroup thuộc đẳng cấp của chính họ. Họ đang xây dựng những dự án lớn nhất nước. Họ liên tục tìm kiếm nhân tài và ý tưởng mới, trong một hoàn cảnh rất khó khăn.
Trong tình hình thị trường hiện nay, khi hầu hết những người khác phải dừng lại thì Vingroup vẫn tiếp tục làm."Kể từ khi đầu tư về Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua, những bước đi của Vingroup đã phần nào thể hiện quan điểm đầu tư trên: liên tục xây dựng, bán, xay dựng tiếp. Tốc độ phát triển kinh ngạc của Vingroup khiến các nhà đầu tư BĐS quốc tế đặt Vingroup ngang hàng với những nhà phát triển BĐS hàng đầu trong khu vực.
Khởi đầu bằng dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Tre, Nha Trang, Vingroup hiện nay đã tạo ra được 4 thương hiệu và dòng sản phẩm chính. Vinpearl, với những khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp trên toàn quốc, là phần đầu tư Vingroup ít khi bán đi sau khi xây xong, mà thường giữ lại để khai thác tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên. Vincom, thương hiệu phát triển các dự án BĐS phức hợp thường bao gồm cả nàh ở, văn phòng, khu mua sắm giải trí.
Hai thương hiệu còn lại, Vinmec và Vinschool là hai dòng sản phẩm trong lĩnh vực y tế và giáo dục, mang nhiều khát vọng xã hội hơn là lợi nhuận. Ít nhất là vào thời điểm này, khi Vingroup vẫn đang trong quá trình đầu tư và trợ giá cho các dự án bệnh viện cao cấp và trường học mà họ đang xây dựng.
Một điểm chung là các thương hiệu đều được bắt đầu bằng "VIN" - chữ viết tắt của Việt Nam, thể hiện một khát vọng khác mà
Vingroup không miễn nhiễm với những khó khăn chung của nền kinh tế, mà cụ thể là thị trường BĐS đang chìm đắm trong nợ xấu và thiếu thanh khoản. Tính đến cuối tháng 5/2013, Vingroup nợ gần 20.000 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay tín dụng.
Điểm khác biệt với nhiều doanh nghiệp khác là công ty này không có nợ xấu: theo báo cáo tài chính Vingroup, các khoản vay cho đến nay đều được trả đúng hạn. Vingroup còn nhiều tài sản chưa thế chấp, nên việc mua bán diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng, như trường hợp bán tòa nhà Vincom Center A. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá cao khả năng bán được dự án của công ty này.
Trong hoàn cảnh thị trường chung hiện nay, việc bán Vincom Center A giúp tạo dòng tiền để công ty trả nợ và tiếp tục đầu tư dự án mới. Trong năm qua, bên cạnh việc huy động được hơn 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu, Vingroup còn có thêm nguồn tiền từ bán căn hộ ở các dự án, chủ yếu từ năm 2011, để tiếp tục xây dựng.
Tuy nhiên, ông Vượng cũng nhìn nhận thanh khoản trên thị trường là vấn để lớn nhất. Thị trường BĐS đã đóng băng gần 2 năm qua. Trong năm 2013, Vingroup sẽ hoàn tất 2 dự án lớn ở Hà Nội là Times City và Royal City. Mặc dù vẫn còn sản phẩm (Vingroup còn giữ tồn kho khoảng 30% tại Royal City, 6% của phần 1 dự án Times City), ông Vượng đã ngưng không tung ra bán trong vòng hơn một năm qua, tránh tạo áp lực cung cho thị trường.
Ông chọn giải pháp chuyển số căn hộ còn lại thành căn hộ cho thuê hạng sang. Ông nói: "Quan điểm của tôi là nhất định không làm loãng giá. Tôi thà đi vay tiền, thậm chí bán những tài sản khác để cấp dòng tiền, hoặc chấp nhận bán cổ phần... Tôi chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm của mình."
Trong khi có những quan điểm rằng giá BĐS sẽ còn tiếp tục rớt mạnh, ông Vượng cho rằng giá nhà ở, đặc biệt là các dự án không thuộc dạng nhà ở xã hội sẽ khó có thể xuống giá quá thấp so với giá gốc, nhất là trong khi các yếu tố đầu vào vẫn tăng giá. Việc không tung ra sản phẩm mới thể hiện quyết tâm giữ giá này.
Bên cạnh 12 dự án đã hoàn thành, 3 dự án đang xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm nay, Vingroup còn khoảng 16 dự án khác trong quá trình chuẩn bị. Tuy đã ngưng việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, nhưng Vingroup luôn chuẩn bị một tư thế sẵn sàng để khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc là khởi động ngay.
Trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS đang xoay sở thoái vốn hoặc chỉ còn ngoi ngóp thở, đội quân Vingroup đang rà soát và tìm cách mua lại những dự án khác. Vingroup vừa mua lại một dự án trung tâm thương mại tại Đà Nẵng của Vina Capital, một động thái trong chiến lược lâu dài của ông Vượng.
Giờ đây, khi bi quan vẫn là tâm trạng chung bao trùm lên nền kinh tế, ông Vượng là một trong số ít
Ngày 29/5, quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus công bố thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD để lấy khoảng 20% trong Vincom Retail, một công ty con của Vingroup chuyên về quản lý và vận hành các trung tâm thương mại. Thỏa thuận đầu tư này, cộng với số tiền bán Vincom Center A đã tạo ra một khoản vốn lớn, gần 700 triệu USD cho Vingroup.
Ở tuổi 45,
Trực diện, ông Vượng là người điềm đạm, nhưng thẳng thắn khi bày tỏ quan điểm. Khi PV đặt câu hỏi về một loạt những tin đồn, bao gồm từ nguồn gốc tài sản, đến việc kinh doanh mang tính "Mafia" được gắn cho những doanh nhân trở về từ Đông Âu, đến tin đồn ông "bị thủ tiêu" khi ông ít xuất hiện ở các sự kiện công cộng, ông Vượng nói: "Tôi cứ tập trung vào việc của mình thôi".
Trong một câu trả lời khác về vấn đề tương tự, ông bày tỏ: "Có thể hình dung là để có được những doanh nghiệp Việt Nam lớn, đàng hoàng là nhu cầu của xã hội, nhu cầu của những người tử tế. Còn người xấu chỉ muốn đạp cho doanh nghiệp ấy chết".
Quê ở Hà Tĩnh,
Những năm khó khăn thời bao cấp, mẹ ông phải mở quán nước chè vỉa hè và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, Vượng kể, ông không có mơ ước lớn lao gì, "lúc đó chỉ muốn phụ giúp gia đình".
Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow, Vượng cưới Phạm Thu Hương, người yêu từ suốt mấy năm đại học, rồi cặp vợ chồng trẻ quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Đó là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ và nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Nước Nga đói nghèo kiệt quệ, nhưng Việt Nam cũng vẫn đói nghèo khó khăn. Ukraine, trung tâm công nghiệp một thời của liên bang trở thành đất lành của vợ chồng ông, vì tỷ lệ tội phạm thấp. "Ở Nga lúc đó thì tội phạm làm chủ, còn ở Ukraine thì ít nhất cảnh sát làm chủ", ôngVượng kể.
Đây cũng là lúc bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp mỳ gói huyền thoại của Phạm Nhật Vượng. Vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD, ông Vượng mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long. Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom, doanh nghiệp của ông Vượng thành lập năm 1993 hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận.
Trong mấy năm liên tiếp, Technocom nhập dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt Nam và Đài Loan, liên tục mở nhà máy mới mà không đủ sản phẩm để bán. Thời điểm rất thuận lợi, người dân Ukraine đói, nhiều cửa hàng thiếu vắng sản phẩm đến mức mượn thêm những thùng Minavi rỗng để trưng trên kệ cho hấp dẫn.
Sau mỳ ăn liền, Technocom sản xuất bột canh và bằng các chiêu tiếp thị mới lạ với người bản địa đã thuyết phục được những bà nội trợ Ukraine. Sản lượng tăng mạnh, muối thậm chí được chở về bằng tàu thay cho xe tải để giảm chi phí. Như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, ông Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư. Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè người Việt là kinh doanh ở Nga với lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Số vốn này sau vài năm mới trả hết.
May mắn mỉm cười khi ông Vượng vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu, với lãi suất 12%/năm. Nhờ nguồn vốn này, Technocom có cơ sở để đẩy mạnh sản xuất mỳ ăn liền và bột canh, để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine.
Cũng trong giai đoạn này, Technocom hỗ trợ xây dựng một trung tâm thương mại lớn của người Việt , quy tụ vài ngàn người Việt đổ về sinh sống tại Kharkov. Ông Vũ Dương Huân, cựu đại sứ Việt Nam tại Ukraine trong giai đoạn 2002 -2006 kể: "Cộng đồng người Việt ở Ukraine lúc đó rất nhỏ, không có vị trí gì. Anh Vượng đã giúp nâng vị trí của cộng đồng người Việt lên. Công ty của anh ấy góp phần phát triển kinh tế của Kharkov. Ngoài ra, anh còn tài trợ, quảng bá hình ảnh Việt Nam ở đấy".
Ông Huân hiện đã trở về Việt Nam và giảng dạy tại học viện Ngoại giao. Ông không giữ liên lạc với "Mạnh Thường Quân trẻ" của cộng đồng Việt ở Ukraine, nhưng vẫn giữ ấn tượng về ông Vượng là một người "có tài và có tâm".
Ông Vượng, một người theo đạo Phật, chia sẻ rằng đầu tư vào BĐS là một cái "duyên". Năm 2001, khi bắt đầu có tiền lời kha khá từ Technocom, ông tính gửi ngân hàng Quốc tế, nhưng lãi suất 0,8% mỗi năm quá thấp khiến ông hậm hực nhớ lại thời khởi nghiệp phải vay mượn lãi suất đến 8%/tháng.
Ông Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam và tới Nha Trang, nơi chưa có nhiều nhà đầu tư, ông được các quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư nước ngoài. Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời điểm đó được coi là "điên" và "ném tiền xuống biển." Sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền, thì những ý kiến trái chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.
Đây cũng là thời điểm ông Vượng bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine, lo việc kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước. Quyết định bán Technocom được đưa ra bất ngờ. Đã nhiều năm, Nestle gạ mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối.
Cho đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước. Ông kể: "Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus 300 của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa".
Vincom Center A - nơi tập trung các cửa hàng đồ hiệu tại TP.HCM, biểu tượng mới về tiêu dùng. |
Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ này chắc chắn là một nguồn vốn quan trọng tạo đà giúp ông Vượng đưa Vingroup liên tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong ba năm qua.
Ông Vượng được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của
Dự án Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách 18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom Center A, theo ông Vượng, là món "bia kèm mồi" mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom Center B).
Vincom chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 cho chi phí giải tỏa trung tâm Eden (tương đương 100 triệu USD), cao gấp đôi so với cho phí dự tính của Saigon Tourist trước đó. Giá đền bù mỗi mét vuông trải từ mức 45 triệu đồng (cho các diện tích trên tầng cao) đến khoảng 300 triệu đồng (20 cây vàng vào thời điểm đó cho các diện tích tầng trệt). Đến nay, khi Vincom Center A trở thành một kiến trúc quan trọng ở trung tâm thành phố thì ông Vượng không còn là chủ của nó nữa. Nhưng điều đó với ông Vượng không quan trọng, vì chỉ cần "xây lên được cái gì đó đẹp cho đời là thích".
Có bao nhiêu tiền là đủ? Đây là câu hỏi không ít người đặt ra cho bản thân, và là câu hỏi phóng viên viết bài này thường đặt cho các tỷ phú. Ông Vượng chia sẻ, trước đây, khi nhà máy mì bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Ông Vượng đã không dừng lại ở 2 triệu USD, và cũng không nghỉ làm việc để đi chơi. Công việc cuốn ông đi và ngày hôm nay, Vingroup là một tập đoàn giá trị khoảng 3 tỷ USD, tuyển dụng hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp.
Ngay cả khi nắm một tập đoàn đồ sộ như vậy trong tay, ông Vượng vẫn làm việc bận rộn hàng ngày, thường xuyên xuống tận các công trường. Ông nói: "bây giờ mình làm vì nhiều lý do khác nhau. Tôi không quan tâm xem được bao nhiêu tiền, mà muốn xây dựng được những công trình đẹp để lại cho đời".
Theo Nguyễn Lan Anh