'Vua sôcôla' đối đầu 'nữ hoàng khí đốt'
Cuộc đua chiếc ghế tổng thống Ukraine đang tăng nhiệt và trở thành màn so găng giữa “vua sôcôla” và “nữ hoàng khí đốt”.
- 31-10-2012'Nữ hoàng khí đốt' tuyệt thực
- 12-10-2011Cuộc đời chìm nổi của 'Nữ hoàng khí đốt' Ukraina
- 28-03-2014Bà Tymoshenko tuyên bố ra tranh cử tổng thống Ukraine
- 29-03-2014Putin - Obama điện đàm về Ukraine
- 28-03-2014Liên hiệp quốc không công nhận Crimea ly khai khỏi Ukraine
Nội dung nổi bật: Cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ngày 25-5 đã trở thành cuộc đua song mã giữa tỉ phú sôcôla Petro Olekseyevich Poroshenko và cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko.
- Poroshenko kiếm được khối tài sản khổng lồ từ quá trình tư nhân hóa ồ ạt tài sản công. Từ buôn bán hàng tiêu dùng, Poroshenko mua nhiều nhà máy sôcôla xuống cấp với giá rẻ mạt rồi giàu lên nhanh chóng trước khi vào chính trường. “Ông ta đã rải tiền để đi vào con đường chính trị. Đó là cách người ta vẫn làm ở Ukraine”.
- Tymoshenko là nữ doanh nhân rắn mặt, là đồng minh của thủ tướng Pavlo Lazarenko và đã kiếm khối tài sản khổng lồ từ những hợp đồng khí đốt mờ ám từ những năm 1990.
Sau khi nhà cựu vô địch quyền anh Vitali Klitschko tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử, cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ngày 25-5 đã trở thành cuộc đua song mã giữa tỉ phú sôcôla Petro Olekseyevich Poroshenko và cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Hôm 27-3, bà Tymoshenko đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Trước khi ông Klitschko rút lui, các thăm dò tại Ukraine cho thấy khoảng 25% cử tri ủng hộ ông Poroshenko, trong khi ông Klitschko và bà Tymoshenko lần lượt đứng thứ 2 và 3.
“Vua” không thích chơi nổi
Theo New York Times, doanh nhân Poroshenko, 48 tuổi, là chủ Tập đoàn sôcôla Roshen và được báo chí đặt biệt danh là “vua sôcôla”. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị năm 1998 trong vai trò nghị sĩ thân Nga trước khi ủng hộ chính trị gia đối lập Viktor Yushchenko, người sau này trở thành tổng thống.
Giống nhiều nhà tài phiệt hậu Xô viết, Poroshenko kiếm được khối tài sản khổng lồ từ quá trình tư nhân hóa ồ ạt tài sản công.
Từ buôn bán hàng tiêu dùng, Poroshenko mua nhiều nhà máy sôcôla xuống cấp với giá rẻ mạt rồi giàu lên nhanh chóng trước khi vào chính trường. “Ông ta đã rải tiền để đi vào con đường chính trị. Đó là cách người ta vẫn làm ở Ukraine” - chuyên gia Ivan Lozowy thuộc một tổ chức nghiên cứu chính sách ở Kiev đánh giá.
Tại quốc gia mà các chính trị gia luôn tỏ ra hào nhoáng, ông Poroshenko luôn cẩn trọng lời ăn tiếng nói. Một số nhà phân tích nhận định điều đó nằm trong toan tính của ông để thu phục cử tri. Bởi những năm qua, người dân Ukraine quá ngán ngẩm những bê bối và kịch tính trong chính phủ.
Mùa hè năm ngoái, Nga cấm nhập sôcôla của Tập đoàn Roshen với lý do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trên thực tế đây là đòn gây sức ép các doanh nhân thân châu Âu để cản trở Kiev ký thỏa thuận thương mại với EU. Ông Poroshenko thiệt hại nhiều triệu USD. Nổi giận, ông bắt đầu hỗ trợ tài chính cho phe đối lập và nhận được sự ủng hộ của nhiều người Ukraine. Hồi đầu tháng này, nhà chức trách Nga đóng cửa hai nhà máy của Roshen, trị giá 200 triệu USD, ở thành phố Lipetsk.
Theo giới quan sát nhận định, phương Tây hi vọng ông Poroshenko với đường lối ôn hòa, có kinh nghiệm làm việc với Nga có thể sẽ giúp hàn gắn sự chia rẽ giữa miền tây và miền đông Ukraine. Con dâu ông Poroshenko là người Nga. Ông nhiều lần nhấn mạnh việc làm ăn tại Nga cho thấy ông có thể làm việc được với người Nga. Dù vậy, ở thời điểm các khảo sát cho thấy tỉ lệ người Ukraine có thiện cảm với người Nga giảm từ 92% xuống còn 20%, ông Poroshenko cũng đã có những phát biểu chống Nga mạnh mẽ.
“Nữ hoàng” điều tiếng
Trái ngược với Poroshenko, bà Tymoshenko là gương mặt cũ của chính trường. Sau khi tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych trốn chạy, bà được trả tự do sau hơn hai năm ngồi tù - một án tù bị coi là đòn chính trị trả đũa của Yanukovych. Xuất hiện trở lại, bà lập tức lao vào dòng xoáy chính trị hỗn loạn ở Kiev nhưng quá khứ u ám của “nữ hoàng khí đốt” có thể ngăn cản bà đến với chiếc ghế tổng thống.
Sau khi tận mắt ngắm nhìn dinh thự xa hoa của Yankukovych, rất nhiều người Ukraine đã vô cùng bức xúc với tình trạng tham nhũng của chính phủ cũ. Nhưng cũng không ít người chưa quên hồi thập niên 1990, bà Tymoshenko là nữ doanh nhân rắn mặt, là đồng minh của thủ tướng Pavlo Lazarenko và đã kiếm khối tài sản khổng lồ từ những hợp đồng khí đốt mờ ám. Chính vì thế truyền thông Ukraine mới đặt cho bà biệt danh “nữ hoàng khí đốt”. Cần phải nhắc lại rằng ông Lazarenko đã bị chính phủ Mỹ truy tố vì tội rửa tiền và nhiều tội danh khác.
Đối với nhiều người Ukraine, bà Tymoshenko, nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Cam, vẫn là một chính trị gia uy tín và kinh nghiệm. Tuy nhiên, quan điểm chống Nga quyết liệt của bà có thể sẽ là rào cản thứ hai. Tuần trước, truyền thông Nga đăng tải đoạn ghi âm trong đó bà gọi Nga là “kẻ thù số 1 của Ukraine”.
Bà Tymoshenko cáo buộc tình báo Nga đã cố ý chỉnh lời lẽ của bà trong đoạn băng, nhưng cũng không giúp được gì nhiều. Để tồn tại, một chính phủ mới ở Kiev phải đối thoại với Nga. Báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin ngoại giao tiết lộ một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, đang tỏ ra rất lo ngại với khả năng bà Tymoshenko trở thành tổng thống.
Theo Hiếu Trung