MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhân viên ngân hàng giàu nhất mọi thời đại: Sức ảnh hưởng vượt xa Rockefeller, kiếm tiền theo triết lý "liều ăn nhiều"

25-11-2022 - 13:27 PM | Lifestyle

Nhân viên ngân hàng giàu nhất mọi thời đại: Sức ảnh hưởng vượt xa Rockefeller, kiếm tiền theo triết lý "liều ăn nhiều"

Greg Steinmetz, chuyên gia phân tích chứng khoán ở New York, cho rằng Fugger là một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới.

Jakob Fugger là một quan chức ngân hàng người Đức, chuyên cho vay các vị vua, nhà thám hiểm, giám mục và giáo hoàng.

Khi qua đời năm 1525, Fugger có khối tài sản trị giá khoảng 400 tỷ USD tính theo giá trị hiện nay, tương đương 2% GDP của Châu Âu thời đó, đồng nghĩa với việc ông là tỷ phú giàu nhất trong lịch sử.

Tỷ phú người Mỹ John D. Rockefeller cũng đạt được số tài sản gần tương đương, nhưng so với GDP của Mỹ thì chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Chính vì thế cho đến ngày nay người ta vẫn coi nhà tài phiệt người Đức Jakob Fugger là người giàu nhất lịch sử nhân loại.

Thương gia lỗi lạc kiếm tiền bằng... máu liều

Jakob Fugger sinh năm 1459, là một nhà kinh doanh ngân hàng người Đức. Ông có tầm ảnh hưởng rất lớn lên lịch sử châu Âu. Ông là người cung cấp nguồn vốn cho nhiều vị vua, các nhà thám hiểm, lẫn các vị giáo hoàng. Và từ đó tạo ra khối tài sản lớn nhất trong lịch sử kinh doanh.

Vào những năm 1400, Jakob Fugger được biết đến như một thương gia giàu có nhất nước Đức.Là hậu duệ của gia tộc buôn bán Fugger tại thành phố tự trị ở Augsburg, ông đã thuyết phục Giáo hoàng Leo X hợp pháp hóa việc cho vay lấy lãi.

Hầu hết số tài sản ông có được là nhờ việc buôn bán hàng dệt may với Italy, sau đó, ông dùng số tiền của mình để đầu tư vào khai thác mỏ và bán các kim loại quý như đồng, bạc…

Nhân viên ngân hàng giàu nhất mọi thời đại: Sức ảnh hưởng vượt xa Rockefeller, kiếm tiền theo triết lý liều ăn nhiều - Ảnh 1.

Jakob trở thành nhân viên ngân hàng đầu tiên mà con trai của Hoàng đế Frederick III - Vua Maximilian I. Ông cũng có mối quan hệ thân thiết với vua Charles V của Tây Ban Nha. Các khoản vay khổng lồ của ông được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, và các khách hàng Habsburg thường trả bằng những đặc quyền thay vì tiền mặt.

Fugger giành được quyền kiểm soát toàn bộ các loại hàng hóa như bạc từ Áo và đồng từ Hungary. Ông cho xây dựng một lò nấu kim loại để tinh chế đồng và bán với giá rất đắt.

Dưới đây là những bài học kinh doanh giá trị được đúc kết từ Jakob Fugger:

Hãy đầu tư khi người khác sợ hãi

Để có thể giàu có đến như vậy, Jakob Fugger đã phải có 2 cú đặt cược khổng lồ và đầy tính mạo hiểm.

Đầu tiên, ông đã rót tiền hỗ trợ cho công tước Sigmund xứ Tyrol khi Venice đang chuẩn bị đánh chiếm nơi này, bởi trong lúc khó khăn, không một ngân hàng nào dám cấp vốn cho Sigmund.

Jakob đã mạnh dạn huy động hết tiền từ bản thân, bạn bè và gia đình để đưa cho vị công tước. Cuối cùng, Sigmund đã sử dụng chúng và giảng hòa được với Venice. Để cảm ơn Jakob, Sigmund đã không ngần ngại trao cho ông quyền khai thác mỏ bạc lớn nhất thế giới khi đó tại vùng Tyrol.

Nhân viên ngân hàng giàu nhất mọi thời đại: Sức ảnh hưởng vượt xa Rockefeller, kiếm tiền theo triết lý liều ăn nhiều - Ảnh 2.

Thứ hai, Jakob đã mạnh dạn đầu tư vào các mỏ đồng tại Hungary khi những người khác lo sợ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xâm lược đất nước này. Một mình một hướng đi, cuối cùng Jakob đã phát triển ngành kinh doanh đồng của mình một cách cực thịnh, giống như cách ông làm với ngành kinh doanh bạc.

Nắm bắt thực tế

Fugger hiểu được giá trị của thông tin. Ông là người tạo ra dịch vụ cung cấp tin tức đầu tiên trên thế giới và sử dụng nó để nắm bắt những sự kiện làm thay đổi thị trường trước những người khác.

Hoàng đế Maximillain (ông nội của Charles V) từng nói với Fugger rằng vua Henry VII đã gửi cho ông ta một khoản vàng theo đường biển để vay thế chấp, lấy tiền tài trợ cho trận chiến với quân đội Pháp. Nhưng sau đó Fugger đã từ chối thương vụ này vì điệp viên của ông ở Anh nói với ông rằng không có một con tàu nào rời cảng lúc đó.

Có nền tảng giáo dục tốt

Fugger đã dành ra vài năm làm thợ học việc ở Venice - thủ phủ kinh doanh thời đó. Không chỉ thu được kiến thức, kinh nghiệm, ông còn có được rất nhiều mối quan hệ tốt phục vụ công việc kinh doanh của ông sau này.

Giữ cái đầu lạnh

Một giám mục người Áo là một trong những người gửi nhiều tiền nhất trong ngân hàng của Fugger. Khi người này chết năm 1509 - giáo hoàng đã yêu cầu ông Fugger phải ngay lập tức trả lại tiền cho nhà thờ. Nhưng tiền của ông Fugger đang mắc kẹt trong những dự án khai thác khoáng sản và ông không có đủ thanh khoản ngay lúc đó để đáp ứng yêu cầu của giáo hoàng.

Tổng hợp

Thùy Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên