MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhân viên văn phòng khổ sở vì AI cướp việc nhưng nghề này vẫn "cười tươi" vì 10 năm nữa cũng không lo thất nghiệp!

04-11-2023 - 19:24 PM | Tài chính quốc tế

Trong khi giới tri thức văn phòng đối mặt với thất nghiệp, tiền lương giảm, do AI cướp mất công việc, những người làm công việc chân tay như thợ sửa ống nước hay thợ cắt tóc hóa ra lại an toàn.

“Cơn sóng thần” trí tuệ nhân tạo (AI) quét qua giới cổ cồn trắng đã gây tổn hại đến hàng trăm triệu việc làm, gần 1 tỷ lao động tri thức trên toàn thế giới bị ảnh hưởng và 14 triệu công việc bị xóa sổ.

Sự xen ngang của trí tuệ nhân tạo là một trong những thay đổi cơ cấu lớn sẽ định hình nền kinh tế trong vài thập kỷ tới. Nhưng trong khi nhân viên cổ cồn trắng chứng kiến thị trường việc làm hỗn loạn và tiền lương giảm sút, một bộ phận lực lượng lao động khác lại có có thể cười tươi vì công việc của họ an toàn.

Đó là những nhân viên cổ cồn xanh.

Những ngành nghề đòi hỏi tay nghề, lao động chân tay cường độ cao, hay những công việc đòi hỏi sự kết hợp giữa thể chất, kiến thức và công việc xã hội sẽ không bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những người làm trong ngành này còn có nhiều cơ hội việc làm hơn so với trước.

Khi lực lượng lao động đến tuổi về hưu để lại những công việc trống, đồng thời nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, năng lượng xanh, sản xuất công nghệ cao và xây dựng tăng lên, việc làm cổ xanh sẽ chứng kiến sự bùng nổ đáng kể.

ChatGPT sẽ không thể thay thế y tá chăm sóc người bệnh tại bệnh viện hoặc công nhân xây dựng sửa sang lại căn bếp nhà bạn. Những người chiến thắng trong cuộc cách mạng AI sẽ là các kỹ thuật viên, y tá và thợ sửa ống nước, những người duy trì nền kinh tế mới sau khi máy móc tiếp quản văn phòng.

Nhân viên văn phòng khổ sở vì AI cướp việc nhưng nghề này vẫn "cười tươi" vì 10 năm nữa cũng không lo thất nghiệp! - Ảnh 1.

Thời thế đảo ngược

Những năm 90 của thế kỷ trước là thời điểm việc làm chân tay tại các nhà máy suy giảm. Tìm kiếm việc làm khi đó trở nên không đáng và tính chất công việc ngày càng đơn điệu và xa lạ.

Sự suy giảm của ngành sản xuất rõ nét hơn vào đầu những năm 2000 khi toàn cầu hóa đẩy việc làm ra nước ngoài, công việc tay nghề thấp được tự động hóa và nền kinh tế chuyển sang công việc bàn giấy với sự ra đời của Internet.

Ngày nay, có một sự đảo ngược quá trình đó tại Mỹ. Trong khi những người lao động trí óc đang cạnh tranh tìm kiếm việc làm thì các ngành như sản xuất chất bán dẫn lại gặp vấn đề ngược lại – có quá nhiều công việc cần lấp đầy.

Trong thập kỷ tới, Cục Thống kê Lao động Mỹ dự báo các ngành nghề phát triển nhanh nhất sẽ là chăm sóc sức khỏe, vận tải, năng lượng tái tạo và sản xuất công nghệ cao.

Gần một nửa số việc làm tăng thêm sẽ đến từ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội. Đến năm 2032, cứ sáu nhân viên mới thì có một người sẽ là trợ lý chăm sóc cá nhân hoặc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Xây dựng, lĩnh vực đã tạo thêm 15.000 việc làm mỗi tháng trong năm qua, cũng còn dư địa để tiếp tục mở rộng.

Nhân viên văn phòng khổ sở vì AI cướp việc nhưng nghề này vẫn "cười tươi" vì 10 năm nữa cũng không lo thất nghiệp! - Ảnh 2.

Ngành nghề kỹ thuật như sửa ống nước cũng "miễn nhiễm" với AI.

Ngành thiết bị điện và chất bán dẫn dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 3% hàng năm trong thập kỷ tới. Sản xuất chip sẽ tiếp tục là ưu tiên quốc gia và điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều công việc được trả lương cao mà chỉ cần trình độ trung học.

Mark Muro, chuyên gia về công nghệ và phát triển lực lượng lao động, đồng thời là giám đốc chính sách tại Viện Brookings, nhận định: “Sẽ có nhu cầu đáng kể trong lĩnh vực sản xuất đối với các loại công việc chỉ yêu cầu kỹ thuật chứ không phải bằng cử nhân”.

Trong lĩnh vực sản xuất chip, khoảng 50% công nhân mới vào nghề chỉ có trình độ trung học hoặc tương đương, so với 38% của tất cả các ngành khác.

Bất chấp lạm phát, mức lương thực tế đối với những người lao động cổ xanh, không thuộc ngành quản lý, vẫn cao hơn so với trước đại dịch.

Nhân viên văn phòng khổ sở vì AI cướp việc nhưng nghề này vẫn "cười tươi" vì 10 năm nữa cũng không lo thất nghiệp! - Ảnh 3.

Thợ cắt tóc an toàn trước làn sóng AI.

Ai an toàn trước AI?

Trong báo cáo chung gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 19.000 công việc đơn lẻ trong gần 900 ngành nghề đã được phân tích về mức độ có thể bị ảnh hưởng bởi AI.

Kết luận cho thấy: Những công việc có mức độ tương tác cá nhân cao và các công việc chân tay sẽ ít phải đối mặt với sự chen ngang của AI. Các dự báo khác gần đây của Cục Thống kê Lao động và McKinsey cũng đưa ra kết luận tương tự.

“Đặc trưng của những công việc lao động chân tay an toàn trong 5 hoặc 10 năm tới là trong môi trường hoạt động ít lặp lại”, Kweilin Ellingrud, giám đốc Viện Toàn cầu McKinsey, cho biết.

“Nếu ở trong môi trường với những chu trình quen thuộc và có tính lặp đi lặp lại, thì robot hoặc một loại AI nào đó có thể tạo ra khả năng tự động hóa để thực hiện tốt điều đó”.

Có thể nói những vai trò thường ngày dễ bị tự động hóa và tin học hóa sẽ khiến mức lương giảm xuống, trong khi những công việc đòi hỏi sự khéo léo hoặc tương tác của con người sẽ thấy nhu cầu và tiền lương tăng lên.

Những công việc như thợ lắp đặt điều hòa, giáo viên và thợ làm tóc sẽ tương đối bình yên trong 5 đến 10 năm tới.

Nghiên cứu do OpenAI cho thấy 4% lực lượng lao động, bao gồm họa sĩ, thợ mộc và thợ lợp mái, không có công việc nào bị ảnh hưởng bởi AI.

Mặc dù công nghệ có thể thâm nhập vào những công việc này nhiều hơn nhưng về cơ bản sẽ không thể bị thay thế bởi máy móc. Chuyên gia Ellingrud cho biết: "Mặc dù có robot hút bụi nhưng nhưng chúng tôi vẫn có người dọn dẹp nhà cửa vì công cụ đó chỉ có thể làm được một số việc và không hiệu quả lắm”.

Có thể nói, khi nền kinh tế ngày càng trở nên bấp bênh vì AI, những người chiến thắng trong cuộc cách mạng AI này hóa ra lại chính là những người mà chúng ta ngờ tới.

Theo Mạnh Kiên

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên