Nhập khẩu thịt heo tăng 6,7 lần khi Việt Nam xuất hiện dịch tả heo châu Phi
Nhập khẩu thịt heo đã tăng 6,7 lần trong khi chăn nuôi trong nước phải đối phó với dịch tả heo châu Phi đang lan rộng.
- 14-06-2019Ðề xuất hỗ trợ 25.000 đồng/kg thịt lợn tiêu hủy
- 05-06-2019Lo Tết thiếu thịt, vì sao doanh nghiệp còn e ngại không tham gia cấp đông thịt lợn?
- 04-06-2019Giá thịt lợn tại Lâm Đồng vẫn giữ mức ổn định
Bệnh tả heo châu Phi xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 2-2019 đã mở đường cho heo nhập khẩu tăng số lượng. Số liệu chi tiết từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt heo, tăng 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018 (tương đương hơn 3,5 triệu USD).
Đùi heo Tây Ban Nha tại một hội chợ nông sản thực phẩm tổ chức ở TP HCM tháng 4 - 2019
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi heo đang gặp khó khăn do dịch tả heo châu Phi có chiều hướng lây lan ra diện rộng (đến ngày 11-5 đã có 55 tỉnh, thành có dịch - PV). Theo số lượng ước tính của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 5-2019, đàn heo cả nước đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Thịt heo nhập khẩu trước đây hầu như chỉ được đưa vào chế biến công nghiệp nhờ chất lượng và giá cả ổn định thì nay từng bước đã vào nhà hàng, quán ăn. Chủ một nhà máy chế biến thực phẩm lớn tại TP HCM cho biết gần đây giá thịt heo nhập khẩu tăng mạnh như: nạc đùi 75.000 đồng/kg, mỡ heo 46.000 đồng/kg, ba chỉ 92.000 đồng/kg (mua số lượng lớn)... nhưng doanh nghiệp vẫn phải mua trữ để chuẩn bị hàng Tết.
Không chỉ thịt heo mà hầu hết các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu đều tăng từ thịt trâu bò (gần 228,5 triệu USD, tăng 38%); thịt gia cầm (82,1 triệu USD, tăng 49%), phụ phẩm sau giết mổ (gần 500 triệu USD, tăng 23%).
Sản phẩm chăn nuôi là nhóm ngành có cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt lớn khi giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 vượt khoảng 960 triệu USD so với giá trị xuất khẩu, tăng 23,5% so với thâm hụt thương mại cùng kỳ năm 2018.
NLD