MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu

19-01-2020 - 12:53 PM | Sống

Các nghiên cứu và khảo sát mới đây đã chỉ ra một tương lai ảm đạm dành cho phụ nữ Nhật Bản.

Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện những thay đổi nhất định cho thấy họ đứng về phía phụ nữ hơn đó là chính sách nghỉ thai sản cho người chồng và một hình thức mới gọi là "người lao động toàn thời gian giới hạn” nhằm giúp đỡ nữ giới có thể cân bằng được công việc và gia đình. Và quan trọng nhất đối với những gia đình mà vợ chồng đều đi làm chính là sự tăng cường các nhà giữ trẻ.

 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 1.

Nhìn bề ngoài, mọi thứ có vẻ như đang rất tích cực và lạc quan đối với phụ nữ Nhật Bản. Thế nhưng, dù chính phủ có hỗ trợ đến đâu thì cũng không thể giúp họ thoát khỏi viễn cảnh nghèo đói sau khi nghỉ hưu. Nhiều yếu tố bao gồm dân số già, tỉ lệ sinh giảm và tư duy phân biệt giới tính lỗi thời đang ngày càng trở thành gánh nặng đặt trên vai phụ nữ xứ sở mặt trời mọc.

Theo giáo sư tại Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Nhật Bản, ông Seiichi Inagaki, tỉ lệ phụ nữ lớn tuổi nghèo khó sẽ tăng thêm 25%, gấp đôi hiện tại, chỉ trong vòng 40 năm tới. Đối với phụ nữ độc thân, sự tăng trưởng có thể lên đến 50%.

Tại Nhật Bản, con người có tuổi thọ cao hơn rất nhiều nơi khác trên thế giới và tỉ lệ sinh đang ở mức cực thấp. Kết quả là dân số nằm trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ giảm 40% vào năm 2055 và Nhật Bản sẽ ngày càng già đi trong khi thế hệ trẻ ngày càng thiếu hụt.

Ngoài ra, tiền lương của người lao động ở Nhật Bản có sự chênh lệch nhất định dựa trên giới tính. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), phụ nữ nước này chỉ kiếm được 73% thu nhập so với đàn ông. Theo báo cáo của chính phủ, cuộc khủng hoảng nhân khẩu học Nhật Bản càng làm cho vấn đề thêm tồi tệ, rằng các cặp vợ chồng đã nghi hưu cần thêm 185 nghìn đô la để sống do sự hiếu hụt về lương hưu. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng phụ nữ Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng túng thiếu, không còn một xu dính túi trước khi họ qua đời khoảng 20 năm.

 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 2.
 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 3.

Một vấn đề nữa là 3,5 triệu phụ nữ Nhật Bản đã được đi làm tại các công ty từ năm 2012 khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức nhưng 2/3 trong số đó là làm công việc bán thời gian. Số lượng nữ giới làm việc bán thời gian tăng lên rất nhiều trong vòng 15 năm vừa qua.

Một trong những mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe là cổ vũ phụ nữ tiếp tục trở lại làm việc sau khi sinh con. Nhưng theo nghiên cứu của chính phủ gần đây, gần 40% phụ nữ phải chuyển sang làm việc bán thời gian hoặc thậm chí là nghỉ việc sau kì nghỉ thai sản.

Điển hình là trường hợp của Machiko Nakajima. Trước đây, cô là nhân viên chính thức của một công ty du lịch nhưng buộc phải rời vị trí đó vào năm 31 tuổi khi mang thai.

"Tôi không hề có ý định đi làm trong lúc vẫn bận rộn chăm sóc các con" - Machiko nói.

Thay vào đó, cô dành tận hơn 10 năm để sinh thêm một bé nữa và chăm sóc 2 con rồi mới quyết định đi làm trở lại. Hiện tại, bà mẹ 2 con nay đã 46 tuổi, đang làm nhân viên tiếp tân bán thời gian tại một trung tâm tennis ở Tokyo. Mặc dù chồng vẫn đang có công việc ổn định nhưng Machiko vẫn không tránh khỏi nỗi lo cho tương lai của mình bởi chế độ lương hưu thấp.

"Tôi tự hỏi làm sao có thể sống cho hết quãng đời còn lại của mình. Không dễ để 1 nhân viên bán thời gian có thể dành dụm được nhiều" - Machiko chia sẻ.

 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 4.

Theo dữ liệu của chính phủ, chi phí sinh hoạt của 1 hộ gia đình gồm 2 người ở Nhật Bản rơi vào khoảng 2.605 đô la (hơn 60,3 triệu đồng)/tháng. Có khoảng 15,7% hộ gia đình nước này sống dưới chuẩn trung bình khi chỉ tiêu có khoảng 937 đô la (hơn 21,7 triệu đồng) mỗi tháng. Trong khi, chỉ có hơn 40% phụ nữ làm việc bán thời gian kiếm được tối đa 1 triệu yen (hơn 210 triệu đồng)/năm.

Sự thiếu hụt lợi ích, bảo đảm công việc và cơ hội thăng tiến, vốn là những đặc trưng dành cho công việc toàn thời gian ở Nhật Bản, càng làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nữ giới. Đối với người độc thân, gánh nặng này tăng thêm rất nhiều lần vì họ không có chồng bên cạnh để cùng chia sẻ chi phí.

 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 5.

Yumiko Fujino, từng làm công việc trợ lý, đáng lẽ sẽ rất vui mừng khi chính phủ quyết định tăng mức lương tối thiểu. Vậy nhưng, cô không hề phấn khích bởi vì bản thân cô phải tự nguyện giảm giờ làm của mình để chồng có thể nhận được các lợi ích khác.

Chính vì vậy nên giáo sư tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản, bà Machiko Osawa, tin rằng các an sinh xã hội cần phải dựa trên mỗi cá nhân chứ không phải từng hộ gia đình.

"Hôn nhân không tồn tại mãi mãi. Phụ nữ từng sống nhờ vào sự hỗ trợ tài chính của chồng nhưng hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp đang ngày càng tăng cao và nhiều nam giới không được tăng lương" - bà Machiko nói.

Junko Murata, 43 tuổi, chia sẻ cô gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa chăm sóc con cái và công việc. Chính vì vậy nên sau này, cô trở lại làm việc theo chế độ bán thời gian.

Mặc dù các công ty và doanh nghiệp hiện tại đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh quay lại làm việc bình thường với thời gian linh hoạt nhưng rất nhiều người than phiền rằng họ bị thiệt thòi và không có cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc.

 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 6.
 Nhật Bản là đất nước phát triển bậc nhất nhưng phụ nữ nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh nghèo khó sau khi sinh con và nghỉ hưu  - Ảnh 7.

Khảo sát năm ngoái của chính phủ Nhật Bản đã chỉ ra một viễn cảnh ảm đạm, rằng không có sự cải thiện nào về bình đẳng giới ở nơi làm việc. Bằng chứng là chỉ có 28.4% phụ nữ được đối xử công bằng và con số này chỉ tăng 0,2% so với năm 2016.

Yasuko Kato, 42 tuổi, đã làm kế toán bán thời gian được 3 năm. Nói là bán thời gian nhưng trách nhiệm trong công việc của cô không có nhiều sự thay đổi. Vì phải đưa đón con cái đến trường nên Yasuko chỉ có thể làm việc từ 9h sáng đến 4h30 chiều và không thể tăng ca. Chính vì sự thiếu hụt nhân viên chính thức có nhiều thâm niên nên hầu như không có ai đứng ra giúp đỡ cô. Kết quả là Yasuko làm việc 6 tiếng rưỡi mỗi ngày, thu nhập ít và không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ công ty.

(Nguồn: SCMP)

Theo Imacho

Helino

Trở lên trên