Nhật Bản lo trở thành cái tên tiếp theo bị ông Trump chỉ trích thao túng tỷ giá
Mặc dù Nhật Bản đã trải qua 5 năm "in tiền" với khối lượng khổng lồ, lạm phát vẫn chưa thể tăng tốc trong khi đồng yên thì suy yếu dần. Điều đó có thể làm cho Nhật Bản dễ bị chỉ trích là một kẻ thao túng tiền tệ vì nước này vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ.
- 18-07-2018Nhật Bản và ván bài nâng tầm ảnh hưởng ở châu Á
- 02-04-2018Đồng Yên tăng giá khiến doanh nghiệp Nhật bi quan nhất 2 năm
- 30-08-2017Tên lửa bay qua đầu nước Nhật, tại sao đồng yên vẫn được coi là tài sản an toàn và tăng vọt?
Nhật Bản nên cẩn trọng trước những phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về tiền tệ và có thể cần phải thuyết phục Washington rằng việc nới lỏng tiền tệ của họ không nhằm mục đích làm suy yếu đồng yên mà là để đấu tranh chống lại giảm phát, một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết.
Đồng USD đã giảm mạnh nhất trong ba tuần vào cuối tuần trước so với sáu loại tiền tệ lớn sau khi ông Trump phàn nàn một lần nữa về sức mạnh của đồng USD và động thái tăng lãi suất của Fed. Tổng thống Mỹ cũng cáo buộc Liên minh châu Âu và Trung Quốc đang thao túng tiền tệ của họ.
"Lần này, các mục tiêu là Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng nội dung của những lời chỉ trích là như nhau vì vậy chúng tôi cần phải cẩn thận", quan chức Nhật Bản nói với các phóng viên bên lề một cuộc họp G20 tại thủ đô Argentina.
"Nếu cần thiết, chúng tôi có thể cần phải nhắc nhở Hoa Kỳ về các cuộc thảo luận trong quá khứ về chính sách tiền tệ" không phải là nhắm mục tiêu vào tiền tệ mà là các mục tiêu chính sách trong nước, ông nói thêm.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã theo đuổi chương trình kích thích tiền tệ mạnh mẽ để đạt được mục tiêu lạm phát 2% khó nắm bắt của mình. Mặc dù Nhật Bản đã trải qua 5 năm "in tiền" với khối lượng khổng lồ, lạm phát vẫn chưa thể tăng tốc trong khi đồng yên thì suy yếu dần.
Điều đó có thể làm cho Nhật Bản dễ bị chỉ trích là một kẻ thao túng tiền tệ vì nước này vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ.
Trung Quốc là mục tiêu chính, bởi vì Bắc Kinh chiếm "phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ", Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nói với các phóng viên bên lề cuộc họp G20 của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương.
Căng thẳng thương mại gia tăng khiến Nhật Bản phải lo lắng về sự biến động của thị trường tiền tệ. Với vai trò là hầm trú ẩn an toàn, đồng yên luôn bị tăng giá khi có bất ổn và điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế dựa vào xuất khẩu này.
Ông Aso nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu thông qua thương mại tự do và công bằng, nói rằng không có quốc gia nào được hưởng lợi từ việc theo đuổi chính sách hướng nội thông qua các biện pháp bảo hộ.
"Sự mất cân bằng tài khoản vãng lai quá nhiều nên được giải quyết thông qua đa phương, không phải là song phương," ông Aso bổ sung.
"Vấn đề cần được giải quyết thông qua chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu bằng cách cân đối lại các khoản tiết kiệm và đầu tư, thay vì áp đặt thuế quan."
Ông Aso lên tiếng lo ngại tại G20 rằng việc đẩy mạnh chính sách tiền tệ bình thường trong các nền kinh tế phát triển có thể làm suy yếu thị trường tiền tệ ở các nước mới nổi và khiến dòng vốn tháo chạy khỏi các nước như Trung Quốc.
Tại cuộc họp, Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc giải thích chính sách tiền tệ của mình, nêu rõ các yếu tố đằng sau quyết định phá giá nhân dân tệ trong thời gian vừa qua.