Nhất định không cho 4 kiểu người này vay tiền, nếu không muốn đưa phiền phức tới cửa, "đòi nợ mà như đi ăn xin"
Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là việc nên làm, nhưng việc liên quan đến tiền bạc thì chưa chắc. Nếu bạn không muốn “đứng cho vay quỳ đòi nợ” thì tốt nhất nên từ chối khi 4 kiểu người này vay tiền.
- 08-02-2019Không quản lý nổi 3 "tài sản tự thân" này, ai rồi cũng rơi vũng lầy, làm mãi chẳng giàu: Năm mới mà quên thì 365 ngày sau thất bại
- 08-02-2019Một khía cạnh quan trọng của sự thành công mà các tỷ phú thế giới không bao giờ quên: Vừa ý nghĩa, vừa là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời
Như người ta thường nói: "Ở nhà nhờ bố mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè", trong các mối quan hệ xã hội, sự giúp đỡ lẫn nhau phổ biến nhất là cho người khác vay tiền, bởi ai cũng có thể gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, bạn cần phải học cách làm thế nào để vay tiền, cho ai vay và cho vay bao nhiêu tiền là phù hợp. Người xưa đã tóm tắt một vài nguyên tắc chính để vay tiền, rất đáng để chúng ta tham khảo. Ví dụ, câu nói: "Mượn của người thân không mượn của người lạ, mượn của người gần không mượn của người xa, mượn ít, không mượn nhiều, mượn gấp không cho người lười biếng mượn". Hay như một nhà hiền triết từng nói từng nói: "Tiền bạc thì liệu sức vay mượn, công việc thì cố gắng làm ăn”.
Hai câu nói trên về việc vay tiền đều hợp lý. Trong thực tế, làm thế nào để chúng ta nắm bắt được quy mô của việc vay tiền? Người xưa đã tổng kết: Trong cuộc sống, có bốn loại người không nên cho vay tiền, nếu không rất có thể bạn sẽ gặp phải phiền phức, đó là:
Một người bạn đã không liên lạc trong một thời gian dài, đột nhiên muốn vay tiền của bạn, số tiền này không thể vay được
Cuộc sống giống như một chuyến xe, và ở những giai đoạn khác nhau của chuyến xe, có người đi lên xe, có người đi xuống. Chẳng hạn như trên xe của chúng ta có bạn thời thơ ấu, học sinh trường tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh cấp 3, sinh viên đại học, đồng chí, đồng nghiệp,... nhưng cuối cùng có thể đi cùng với chúng ta để hoàn thành cuộc sống chỉ có vài người.
Ngày hôm qua không thể ở lại, nếu người cũ không đi thì người mới sẽ không đến, vì vậy chúng ta phải đối mặt với cuộc sống và những "hành khách" đi qua trong cuộc đời. Tốt nhất là "quá khứ không nên lưu luyến, hiện tại không được lẫn lộn, tương lai không nên chào đón".
Vào một buổi chiều, chúng ta đột nhiên nhận được một cuộc điện thoại từ một người bạn học cùng lớp đã không liên lạc trong một thời gian dài. Khi chúng ta tự hỏi tại sao họ biết số điện thoại của chúng ta, họ đã nhanh chóng hỏi vay tiền với sự khẩn cấp. Ban đầu, tôi muốn tập trung vào việc chọn ra những ký ức tốt đẹp của mình về họ, thêm lời chào, tâm sự nhiều thêm nhưng họ đã đi thẳng vào chủ đề để nói về tiền bạc.
Tại thời điểm này, chúng ta phải rõ ràng. Đừng bao giờ nhìn bạn học cũ bằng con mắt cũ, bởi vì chúng ta không hiểu những gì họ đã trải qua, và mọi người đều sẽ thay đổi. Khi họ không thiếu tiền, họ không nghĩ đến chúng ta. Nếu họ thiếu tiền, họ sẽ tìm vay khẩn cấp. Cho những người như vậy vay tiền, rất có khả năng "tiền đi không trở lại". Và đó cũng là những người bạn "đến vội vàng, và đi cũng vội vàng"!
Bạn bè vay tiền để đầu tư và chi tiêu, và hứa lãi suất cao, số tiền này không thể cho vay
Mặc dù người xưa nói với chúng tôi rằng "tá cấp bất tá cùng", điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề "khẩn cấp". Nếu một người bạn vay tiền để đầu tư, chẳng hạn như mua xe hơi, mua nhà, kinh doanh hoặc thậm chí là một dự án rủi ro hơn, chúng ta không thể cho vay tiền.
Lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Nếu một người bạn kiếm được tiền, anh ta có thể trả lãi cho chúng ta trong vài tháng đầu, nhưng nếu họ mất tiền, họ sẽ tìm ra những lý do khác nhau để trốn tránh, và sau đó họ sẽ cãi lộn trở mặt và thậm chí hai bên sẽ tiến hành kiện tụng lẫn nhau. Kiện cáo là một quá trình dài, tốn nhiều thời gian và công sức mà rút cuộc bạn cũng sẽ không thể lấy lại được tiền, và hai người từ bạn bè sẽ trở thành kẻ thù.
Trong người thân, không nên cho những có tính cách xấu vay tiền
Trong xã hội ngày nay, cảnh vay tiền lớn nhất là giữa những người thân, chẳng hạn như đi học đại học, mua nhà, kết hôn hay để làm ăn... Người ta thường thích vay tiền của người thân bởi mối quan hệ đặc biệt: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Nhưng khi chúng ta cho vay tiền, chúng ta phải nhìn vào tính cách của người thân. Mặc dù là người thân nhưng tiền không thể được trao cho người có tính cách xấu, bởi vì cảm giác phải đi đòi tiền đã cho người thân vay lâu ngày không trả thực sự không dễ chịu. Bởi đó là số tiền chúng ta đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, thậm chí là máu mới kiếm được. Do đó, cho dù có là người thân đi chăng nữa thì bạn cũng không thể cho người có tính cách xấu vay tiền được.
Không cho người xa lạ vay tiền
Bình thường khi đi vay mượn tiền, ngoài người vay và người cho vay còn có một người có vai trò quan trọng, đó là người bảo lãnh. Thường thì người bảo lãnh này là một người bạn chúng ta quen và tin tưởng, còn người đi vay là bạn của bạn bè mà chúng ta không biết rõ!
Người xưa cảnh báo chúng ta rằng "tá thân bất tá sơ" có nghĩa nói với chúng ta rằng tốt hơn là nên cho vay tiền với những người quen thuộc và không cho những người xa lạ hoặc không quen biết vay tiền.
Khi bạn của bạn bè mượn tiền của chúng ta, đó là trường hợp "tá thân bất tá sơ". Mặc dù họ sẽ hứa trả lãi cao, nhưng rủi ro là rất lớn. Kết quả cuối cùng rất có thể là người thực sự vay tiền của bạn không trả lại.
Trong tình huống đó chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Mối quan hệ giữa chúng ta và bạn bè đứng ra bảo lãnh sẽ xấu đi. Cuối cùng, mọi người sẽ phải trải qua việc kiện tụng, cãi vã mất thời gian và công sức. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn không nên cho những người không quen thân vay tiền dù có được ai bảo lãnh đi chăng nữa.
Trí Thức Trẻ