Nhặt viên gạch ở bờ sông, bà lão đốt lửa kiểm tra, ai ngờ mất toi 27 tỷ đồng
Mang lửa đốt kiểm tra "viên gạch" sau khi vừa nhặt được ở ven sông, bà lão không ngờ hành động này khiến nó mất giá tới mấy chục tỷ.
- 11-03-2023Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực kỳ khan hiếm
- 28-02-2023"Mỏ tiền khủng" được cả thế giới săn lùng, có tốc độ tăng giá 550% trong 12 tháng: Một tỉnh ở Việt Nam cũng đang sở hữu thứ "vàng trắng" này
- 27-02-2023Bí ẩn mỏ vàng "cô đơn" nhất thế giới: Đầy vàng nhưng ít người dám khai thác
Đầu những năm 1980, trong một lần đánh bắt cá bên sông, bà Lưu, một người nông dân sinh sống ở Quan Âm Kiều, Trùng Khánh, Trung Quốc, vô tình nhặt được cục đá kỳ lạ dưới lớp bùn.
Sau khi rửa sạch bùn bám bên trên, bà nhận ra nó được làm bằng vàng. Bên trên còn khắc một con vật nào đó. Bà hào hứng cầm “viên gạch vàng” chạy về nhà.
Bà Lưu tìm thấy một "viên gạch vàng" trong lúc đánh cá. (Ảnh minh họa: Sohu)
Bà Lưu vô tình kể cho hàng xóm, lập tức thông tin lan truyền khắp nơi. Một số người tin bà nhặt được cục vàng là thật, nhưng đa số nghĩ đó chỉ là mảnh kim loại thôi. Bà Lưu bắt đầu băn khoăn suy nghĩ. Bà nhớ tới cách dùng đất nung để xác định xem “viên gạch vàng” là thật hay giả.
Bà nhóm củi và đặt “viên gạch” lên trên. Nung một thời gian, bà Lưu thấy màu sắc của “cục gạch” không đổi mới chắc chắn nó là vàng.
Vài ngày sau, tin tức bà Lưu nhặt được vàng ngày càng lan xa. Nhiều tay buôn cổ vật tìm đến làng của bà để mua lại. Họ đều bày tỏ sẵn sàng trả giá cao hơn người khác. Tuy nhiên, bà Lưu chưa đồng ý bán lại.
Cùng lúc đó, Cục Di tích văn hóa thành phố Trùng Khánh cũng hay tin, liền cử tổ chuyên gia tới nhà bà Lưu. Nhóm khảo cổ yêu cầu bà Lưu giải thích kỹ về xuất xứ của “viên gạch vàng”.
Hóa ra "viên gạch" là ấn vàng thời Tây Hán. (Ảnh: Sohu)
Họ quyết định làm một số cuộc thử nghiệm. Chuyên gia xác định “viên gạch” bà Lưu nhặt được là con dấu niên đại từ thời Tây Hán. Con vật được chạm khắc bên trên là con rùa.
Dấu ấn có chạm hình rùa mang ngụ ý tốt lành, may mắn và trường thọ. Phía dưới con dấu có khắc bốn 4 chữ cổ. Nhưng do bà Lưu dùng lửa đốt nên không còn đọc được là chữ gì. Nhóm chuyên gia đã phổ biến kiến thức về bảo vệ di tích văn hóa cho bà Lưu. Họ hy vọng bà có thể giao nộp con dấu này cho nhà nước. Bà Lưu đồng ý.
Cục Di tích Văn hóa đã trao cho bà Lưu bằng khen cùng 500 NDT (hơn 1,7 triệu đồng) để thay lời cảm ơn tới bà.
Ấn vàng bị lửa thiêu làm cổ vật mất hơn 20 tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)
Tới nay, dù dùng rất nhiều cách, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể phục chế phần bị hủy hoại bởi lửa. Giới chuyên gia giám định cho rằng: “Chỉ một mồi lửa đã khiến ấn vàng hụt mất 8 triệu NDT (hơn 27 tỷ đồng)".
Như vậy có thể thấy, chiếc kim ấn từ thời Tây Hán thực sự quý hiếm. Giá trị của nó hẳn còn cao hơn 27 tỷ. Hiện nay, chiếc ấn đặc biệt này đang được trưng bày ở bảo tàng Trùng Khánh.
Nguồn: Sohu
VTC