Nháy điện, mất điện trong nhà máy công nghệ cao – Thách thức và lời giải
Trong những năm gần đây khi dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo như điện tử, bán dẫn, dược phẩm tăng lên thì yêu cầu chất lượng điện cũng cao hơn, đặt ra những thách thức lớn cho các nhà cung cấp điện.
Vấn đề của cả người bán lẫn người mua
Theo thống kê của Viện nghiên cứu điện quốc tế EPRI, gần 70% các vấn đề về chất lượng điện liên quan trực tiếp đến sự cố nháy điện, mất điện thoáng qua gây tổn thất sản phẩm, chất lượng và giảm tuổi thọ máy móc. Tại Việt nam một số doanh nghiệp công nghệ cao thường xuyên phải đối mặt với các sự cố trên đã yêu cầu bên bán điện, Sở công thương thậm chí cả Bộ công thương tìm mọi giải pháp tháo gỡ thậm chí có cả các yêu cầu đền bù thiệt hại. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều do liên quan đến nhiều bên và cả đặc thù địa lý vùng miền. Vậy đâu là nguyên nhân gốc rễ và giải pháp tối ưu nhất cho các bên ?
Nháy điện, mất điện thoáng qua được biết đến là một trong những vấn đề gây tổn thất nhiều nhất trong công nghiệp không chỉ ở Việt nam mà ngay cả các quốc gia phát triển có lưới điện gần như hoàn hảo như Mỹ, Nhật, Singapore cũng không thể loại bỏ hoàn toàn sự cố này. Theo quy định của tổ chức điện quốc tế IEEE 1159, đây là nhóm sự cố ngắn hạn với thời gian diễn ra chỉ từ vài chục mili giây nên phải có các thiết phân tích chất lượng điện chuyên dụng mới phát hiện chính xác thời gian tồn tại sự cố, biên độ điện áp và nguyên nhân.
Tại Việt nam, số lượng sự cố trên cũng không giống nhau giữa các khu công nghiệp, các tỉnh thành do có khác biệt trong thiết kế mạng lưới, giữa các vùng miền như tại miền Bắc tỉ lệ nháy điện trung bình hàng năm khoảng 30-50 lần, chủ yếu vào mùa mưa bão trong khi tại miền Nam tỉ lệ này thấp hơn nhiều. Bên cạnh thời tiết còn có những nguyên nhân khách quan khác như tác động của động vật lên lưới, các sai sót của thiết bị bảo vệ, hoạt động đóng cắt của các phụ tải lớn trong cùng khu công nghiệp… Do những yếu tố rất khó đánh giá này nên hiện nay chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào cung cấp cơ sở pháp lý cho các yêu cầu đền bù tổn thất.
Biểu đồ theo dõi chất lượng điện tại một nhà máy dược phẩm.
Lời giải
Có nhiều giải pháp khác nhau cho vấn đề trên nhưng chủ yếu được phân loại thành 2 nhóm:
Giải pháp từ nguồn - Sửa đổi lưới điện: thường không khả thi do việc cài đặt phối hợp các thiết bị bảo vệ giữa lưới điện với nhóm phụ tải có yêu cầu bảo vệ khác nhau.
Giải pháp bảo vệ tại chỗ cho các dây chuyền quan trọng. Trước đây giải pháp UPS được khuyến nghị chung cho cả sự cố mất điện lẫn nháy điện. Tuy nhiên hơn một thập kỷ qua các giải pháp chống nháy điện chuyên dụng công nghệ chỉnh lưu chủ động (AFE) mà không cần lưu trữ năng lượng đang thành xu thế nhờ hiệu quả kinh tế và kỹ thuật vượt trội.
Hiệu quả kinh tế
Khi lựa chọn giải pháp, đầu tiên là dữ liệu về tổn thất trên mỗi sự cố và tổng số sự cố xảy ra trong năm.
Kế đó phương pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu đồng thời kinh tế - kỹ thuật là phương pháp Giá trị hiện tại ròng (NPV) hoặc thời gian hoàn vốn (ROI). Cả hai đều tính đến tổng chi phí đầu tư ban đầu (CAPEX) và chi phí vận hành (OPEX) trong suốt vòng đời sản phẩm.
Một dự án đầu tư được coi là hiệu quả nếu NPV dương hoặc ROI không quá 3-5 năm.
Hệ thống chống nháy điện, mất điện trong nhà máy dược và điện tử.
Kinh nghiệm thực tiễn
Tại một số nhà máy mà VEC đã triển khai, tổn thất mỗi sự cố dao động từ 200 đến 600 triệu, tổng sự cố tầm 30-50 lần/năm. Phần lớn các nhà máy chọn ROI với yêu cầu không quá 3 năm.
Nhờ tận dụng triệt để quy trình UISP, các dự án VEC triển khai có ROI từ 18 đến 24 tháng.
Hệ thống chống nháy điện.
Với sứ mệnh "Vì một nguồn điện sạch và tin cậy hơn", VEC đã hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chất lượng điện như ABB, Fuji Electric, Power Qualiy Inc, Ametek, C&D, Static Power, Dranetz… nhằm mang lại các giải pháp vượt trội về kỹ thuật & kinh tế nhằm tối đa hiệu quả đầu tư cho mỗi khách hàng.
Với hơn 10 năm đầu tư tập trung vào giải pháp và dịch vụ đã giúp VEC khẳng định được vai trò là nhà cung cấp tổng thể các giải pháp chất lượng điện hàng đầu Việt nam với các dự án đã triển khai thành công tại các nhà máy như Canon, Kyocera, B.Braun, Hitachi, Vinfast … Đó không chỉ là sự tin tưởng mà còn là trách nhiệm để VEC tiếp tục hoàn thiện sứ mệnh của mình.
Liên hệ: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển kỹ thuật năng lượng VEC
Tầng 3, TTTM SAVICO, số 7-9 Nguyễn Văn Linh, P. Gia Thuỵ, Q. Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 033.696.9666
Email : cs@vecenergy.com.vn
Website: http://vecenergy.com.vn