MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhảy việc giống như thuốc aspirin: Dùng ít thì mang lại nhiều lợi ích, lạm dùng thì hậu quả khó lường

04-05-2018 - 14:22 PM | Sống

Để có thể lựa chọn được một công việc phù hợp không phải lúc nào cũng dễ. Trước khi đưa ra quyết định, hãy suy nghĩ thật thấu đáo để không phải hối tiếc.

Theo khảo sát công ty Robert Half, khoảng 64% nhân viên thích nhảy việc. Con số này tăng tới 22 % so với khảo sát tương tự 4 năm trước.

Không có gì ngạc nhiên khi nhân viên thế hệ Millennials (hế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời là lực lượng lao động chủ lực của hiện tại và tương lai) thay đổi công việc thường xuyên. Trong đó, 75% nhân viên dưới 34 tuổi cho rằng nhảy việc mang lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của họ.

Theo cố vấn nghề nghiệp Karen Chopra, khi bạn thay đổi sang một vị trí mới, nhà tuyển dụng nhìn vào khoảng thời gian làm việc ngắn ngủi của bạn và sẽ nói rằng: "Tôi dành nhiều thời gian để tuyển dụng nhân viên nhưng bạn có vẻ sẽ không làm việc ở đây nhiều hơn 18 tháng. Tôi nên tìm kiếm những người có thời gian làm việc ổn định hơn".

Hiện nay, nhảy việc trở nên phổ biến bởi vì thế hệ Millennials. Brett Good, chủ tịch cấp cao của Robert Half giải thích rằng: "Thế hệ Millennials đã chứng kiến những gì xảy ra với cha mẹ và bạn bè của họ trong cuộc Đại suy thoái năm 2008 nên họ không tha thiết để làm việc 20 đến 30 năm ở một công ty như thế hệ trước".

Nhảy việc giống như thuốc aspirin: Dùng ít thì mang lại nhiều lợi ích, lạm dùng thì hậu quá khó lường - Ảnh 1.

J.T. O'Donnell, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Work It Daily cho rằng, nhiều người nhảy việc đang cố gắng để thoát khỏi tình huống tiêu cực và "trốn thoát khỏi sự đau khổ". Tuy nhiên họ chưa từng dừng lại và tự hỏi bản thân những câu hỏi quan trọng về sự nghiệp như "Mình quan tâm về điều gì?" hay "Mình muốn giải quyết vấn đề gì?".

Nếu bạn tiếp tục nhảy việc vì tiền, bạn sẽ không có niềm đam mê với công việc. Bạn sẽ dừng lại trong cảm giác không thỏa mãn, rồi lại thay đổi công việc thường xuyên. Cuối cùng bạn không có hồ sơ theo dõi kết quả của con đường sự nghiệp, vì vậy không ai muốn thuê bạn cả.

Good cho rằng, hãy nghĩ đến nhảy việc giống như thuốc aspirin. Khi bạn sử dụng ít có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tồi tệ đến bạn. "Nếu như thị trường thiếu nhân tài thì những người nhảy việc vẫn có thể tìm thấy nhiều cơ hội. Nhưng khi thị trường thay đổi và có sẵn nhiều người tài năng lại ít việc làm thì ứng cử viên có thời gian làm việc ổn định sẽ được ưu tiên hàng đầu".

O’Donnell khuyên bạn, cách tốt nhất là không nên nhảy việc quá nhiều. Có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn thay đổi 10 công việc trong vòng 10 năm thì sẽ chẳng có công ty nào muốn thuê bạn và đó là một điều đáng sợ. Nếu bạn thực sự không thể ở vị trí cũ thêm vài tháng nữa thì hãy chắc chắn rằng công việc mới sẽ phù hợp hơn với bạn. 

"Điều xấu nhất xảy ra là bạn liều lĩnh rời khỏi công việc này và ứng tuyển vào vị trí khác nhưng cũng không làm bạn hài lòng rồi quá trình này lại tiếp tục lặp lại".

Trong một số trường hợp, công ty trả lương cao cho bạn cũng chưa hẳn đã tốt. Tiền nhiều có thể được trả cho những công việc nguy hiểm. Ngoài ra, các công ty tốt thường trả lương trung bình ít hơn một chút so với mức lương thị trường cao nhất bởi rất nhiều người muốn làm việc ở đây.

O’Donnell cho rằng: "Ban đầu theo bản năng, bạn sẽ nghĩ rằng "điều này thật tuyệt vời, tôi cuối cùng cũng được trả công xứng đáng", nhưng tiền chính là sự khích lệ lớn mà các công ty độc hại sử dụng để tuyển dụng người tài. Họ sẽ không làm vậy nếu việc này không mang lại hiệu quả cho công ty".

Khi bạn cân nhắc một vị trí mới, bạn nên suy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhưng lại không thu được bất cứ kỹ năng nào phù hợp. Nếu một công ty trả cho bạn một số tiền lớn nhưng lại làm việc với công nghệ lạc hậu, bạn sẽ gặp rắc rối khi họ đóng cửa. Kỹ năng của bạn sẽ không còn thông dụng và thậm chí là bạn không có khả năng cho nhà tuyển dụng thuê so với trước.

Nhảy việc giống như thuốc aspirin: Dùng ít thì mang lại nhiều lợi ích, lạm dùng thì hậu quá khó lường - Ảnh 2.

O’Donnell khẳng định, một công ty sẽ không trả cho bạn nhiều tiền chỉ bởi vì bạn muốn nó. Bạn cần ngồi xuống và nói với sếp: "Tôi muốn kiếm thêm nhiều tiền. Tôi cần giải quyết vấn đề này như thế nào? Tôi cần cải thiện kỹ năng gì?". Đừng bao giờ đi thẳng vào vấn đề: "Tôi xứng đáng được trả nhiều tiền hơn nữa".

Trong khi đó, cố vấn Chopra nhấn mạnh, điều này còn tùy thuộc vào sự nỗ lực chăm chỉ hơn của bạn để được thăng tiến và nâng đỡ trong công ty. Hãy làm tốt công việc của mình và khi bạn đạt đến một cột mốc chắc chắn thì đến gặp sếp của bạn và nói "Tôi muốn thảo luận xem liệu ngài có thể tăng lương cho tôi được hay không?" Bạn có thể làm điều này trong khoảng thời gian thích hợp trong năm, không cần phải đợi cho đến cuối năm.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc tiếp xúc với một công ty khác với hy vọng rằng nỗi sợ mất bạn sẽ thuyết phục ông chủ của bạn trả thêm tiền thì hãy cẩn thận bởi vì họ sẽ không tử tế với việc bạn làm. Họ nghĩ rằng mình có mối quan hệ đối tác tốt với bạn. Và khi bạn làm điều này, sự tin tưởng của họ với bạn sẽ bị mất đi và bạn không còn cơ hội để ở lại công ty nữa.

Khi bạn thấy chán nản và muốn nhảy việc, để nhà tuyển dụng thuê thì bạn phải giải thích rằng mình đang trên hành trình theo đuổi một mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn đang làm việc ở một công ty có văn hóa làm việc không lành mạnh như bị sếp xúc phạm thì đó là thời điểm thích hợp cho bạn để rời đi.

Nhảy việc giống như thuốc aspirin: Dùng ít thì mang lại nhiều lợi ích, lạm dùng thì hậu quá khó lường - Ảnh 3.

Trong thập kỷ qua, giao ước giữa người sử dụng lao động và nhân viên đã có sự thay đổi sâu sắc. Bạn không nợ họ bất cứ điều gì bởi vì bạn làm việc, bạn được trả lương.

Khi một người giữ lòng trung thành dù họ không có được bất cứ thứ gì thường được gọi là kẻ ngốc. Con người cần phải thông minh. Sự nghiệp của bạn phụ thuộc vào chính bạn. Bạn cần tự mình phát triển bản thân nhưng phải suy nghĩ kỹ càng, ngay cả khi thay đổi công việc.

Vân Anh

NBC News

Trở lên trên