Nhảy việc quản lý ở công ty nhỏ sang làm "lính thường" lương 1 tỷ/năm ở tập đoàn lớn, tôi phải xin nghỉ sau 6 tháng: Đừng vội đổi việc khi chưa xem xét điều này
Chỉ nhìn vào khoản lương khủng, tôi quyết định nhảy việc và chuốc lấy sai lầm.
- 10-04-2023Ngôi nhà 1000m2 bị hố bùn 'nuốt chửng' vì muốn được đền bù 34 tỷ đồng: Bị cắt cả điện nước, khiến dự án dẫn nước quốc gia phải 'chuyển hướng'
- 09-04-2023Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: 99% thất bại và nghèo khó đến từ 1 thói quen ai cũng mắc, thay đổi ngay kẻo khổ muôn đời
- 07-04-2023Đặc sản "30 triệu con mới có một" từng xuất hiện tại Việt Nam: Thịt vừa ngon, vừa bổ dưỡng, khách trả 150 triệu đồng không bán
*Dưới đây là bài viết của tác giả Lý Linh đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đến Thâm Quyến (Trung Quốc) để tìm việc. Thời gian đầu, tôi làm nhân viên hậu cần ở một nhà máy tại Sa Tỉnh với mức lương chỉ 10.000 NDT/tháng. Công việc hàng ngày của tôi là liên lạc với kho và các công ty vận chuyển bên ngoài, giao nhận vận tải, môi giới hải quan, công ty xe kéo, hải quan và các đơn vị khác để gửi hàng hóa của công ty đến mọi nơi trên thế giới.
Công ty tôi làm khá nhỏ nên khối lượng công việc không quá lớn, làm việc cũng rất thoải mái. Sáng tôi đi làm lúc 8h, trưa nghỉ 1 tiếng rưỡi, chiều tan làm lúc 5h30. Tôi không bao giờ phải tăng ca và luôn được nghỉ vào cuối tuần. Ngày nào tôi cũng chỉ bận rộn vào buổi sáng và hầu như không phải làm gì vào buổi chiều. Bởi vậy nên tôi thấy đây là công việc khá lý tưởng với bản thân mình.
Sau khi làm việc ở công ty này được 5 năm thì đến năm 2019, sếp tôi bắt đầu đưa hàng hóa của công ty lên sàn thương mại điện tử Amazon. Vì việc kinh doanh được mở rộng nên ông chủ đã thành lập bộ phận hậu cần. Tôi trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí trưởng phòng, nhờ đó, lương của tôi được tăng lên 15.000 NDT.
Trên thực tế, đây không phải mức lương cao so với mặt bằng chung ở Thâm Quyến. Với vị trí của tôi ở công ty khác có thể nhận mức lương khoảng 18.000-25.000 NDT. Tuy nhiên vì môi trường làm việc tốt và công việc không quá vất vả nên tôi chưa bao giờ đề cập đến việc tăng lương.
"Đứng núi này, trông núi nọ"
Đến năm 2022, tôi và chồng mua một căn nhà ở thành phố với khoản thế chấp hàng tháng là 8.000 NDT. Áp lực tài chính tăng lên khiến tôi thấy tiền mình kiếm được không đủ tiêu, mỗi tháng đi siêu thị vài lần là hết sạch. Lúc đó, tôi rất muốn công ty tăng lương cho mình, thế nhưng trong thâm tâm tôi biết rất rõ rằng khả năng này gần như bằng không.
Cũng vào khoảng thời gian đó, có một người họ hàng liên lạc và giới thiệu việc mới cho tôi. Cô ấy bảo rằng bộ phận hậu cần của công ty cô ấy - một tập đoàn lớn nằm trong danh sách Fortune 500 ở Thâm Quyến, đang thiếu người cần tuyển dụng và hỏi tôi tôi có muốn làm việc ở đó không. Nghe được tin này, tôi rất vui vì một cơ hội mới đã mở ra cho bản thân mình.
Nếu có thể làm việc tại đây, tôi sẽ có mức lương nhiều người mơ ước và có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp. Do đó, tôi lập tức làm hồ sơ ứng tuyển và được gọi đi phỏng vấn. Một tuần sau đó, tôi nhận được email báo trúng tuyển với mức lương được đưa ra là khoảng 300.000 NDT/năm (hơn 1 tỷ đồng).
Ở công ty cũ, thu nhập mỗi năm của tôi rơi vào khoảng 230.000 NDT. Do đó, mức lương này khá hấp dẫn đối với tôi. Tôi vui mừng báo tin cho chồng, nhưng anh ấy khuyên tôi nên suy nghĩ lại vì công việc hiện tại của tôi vẫn tốt. Tôi có thêm thời gian để nghỉ ngơi bên gia đình và làm những việc khác. Chồng tôi cho rằng khi tôi đổi môi trường làm việc sẽ không được như thế nữa.
Tuy nhiên, tôi bỏ ngoài tai lời khuyên của chồng và nộp đơn xin nghỉ việc. Ông chủ rất ngạc nhiên trước quyết định của tôi và đề nghị tăng lương lên 17.000 NDT. Như vậy, thu nhập hàng năm của tôi có thể lên tới 250.000 NDT nhưng điều đó không thay đổi được suy nghĩ của mình. Cá nhân tôi thấy rằng việc được làm việc trong một doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 5.000 là một cơ hội lớn. Vì vậy, tôi đã từ chối lời đề nghị của ông chủ cũ mà không do dự.
Quá vội vàng rồi nhận cái kết đắng
Tôi nhận việc mới với tâm thế đầy tự hào dù chỉ là một nhân viên bình thường. Thế nhưng sau 1 tuần làm việc, tôi mới thấy mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ. Ban đầu, tôi đảm nhận vị trí phụ trách xuất khẩu nhưng sau đó lại được giao thêm nhiều việc không tên khác. Ngày nào tôi cũng bận rộn đến nỗi không có thời gian đi vệ sinh.
Tôi tự động viên bản thân rằng làm những việc mình chưa biết cũng là một cách để học hỏi và trau dồi thêm kỹ năng. Tuy nhiên, vì phải ôm đồm quá nhiều công việc nên tôi phải tăng ca thêm buổi tối và hoàn toàn không có thời gian cho bản thân. Điều quan trọng hơn là ngay cả khi tôi trở về nhà vào buổi tối, tôi vẫn phải tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại của đối tác và khách hàng. Có khi 2 - 3h sáng tôi vẫn phải nghe điện thoại, điều này ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và sức khỏe của tôi.
Từ khi vào đây làm việc, những ngày cuối tuần, ngày lễ tôi không thoải mái khi ra ngoài chơi vì sợ có việc phải giải quyết. Sau một thời gian làm việc, tôi dần dần cảm thấy công việc trước đây tốt hơn, lương tuy thấp hơn nhưng dù sao tôi cũng là quản lý và giờ giấc làm việc khá thoải mái. Nếu tiếp tục làm việc ở đó, có lẽ con đường sự nghiệp của tôi đã tươi sáng hơn bây giờ.
Thời gian đầu, tôi thực sự không thích nghi được và muốn nghỉ việc nhưng được những đồng nghiệp khác động viên "Mỗi công ty đều có một văn hóa làm việc riêng. Sau khi làm việc một thời gian, bạn sẽ quen với nó", tôi cũng thấy có lý nên cố gắng lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên sau khi cố gắng được 3 tháng, tôi gần như kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần vì một đống công việc vây quanh. Tôi cũng gần như quên mất "khát vọng thăng tiến" ở nơi này.
Sau khi làm việc được nửa năm, cuối cùng tôi đã lấy hết can đảm để gửi đơn xin nghỉ việc lên lãnh đạo công ty. Lý do tôi quyết định từ bỏ không phải là do công ty mới không tốt mà là không phù hợp với tôi. Có lẽ, bản thân tôi đã quá vội vàng với sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận rằng quyết định này đã giúp tôi có cơ hội thử sức với những cái mới. Từ đó nhận ra khả năng của bản thân bản thân ở đâu và thực sự phù hợp với môi trường làm việc như thế nào.
Câu chuyện của tôi có thể là bài học hữu ích cho những người đang có ý định "nhảy việc". Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Đừng "đứng núi này, trông núi nọ" rồi phạm sai lầm giống như tôi.
(Theo Toutiao)
Thể thao & Văn hóa