MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe

21-05-2020 - 18:09 PM | Sống

Thời tiết nắng nóng gay gắt gây ra nhiều bất lợi cho cuộc sống của người dân. Nền nhiệt cao đến xấp xỉ 50 độ có thể khiến bạn gặp các bệnh lý nghiêm trọng do sốc nhiệt, mất nước...

Nắng nóng gay gắt và rất gay gắt tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Trung bộ. Ngày 21/5, chỉ số tia UV ở Hà Nội có giá trị 8-10, tương ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Theo ghi nhận, nền nhiệt thực tế vào 12h trưa 21/5 ở ngoài trời, Hà Nội lên tới 50 độ C. Theo bác sĩ CKII Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, nhiệt độ thích hợp với cơ thể người là khoảng 25 độ C. 

Từ khoảng 20 - 30 độ C, cơ thể sẽ điều chỉnh để thích nghi với môi trường thông qua cơ chế toát mồ hôi hoặc làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường vượt qua ngưỡng cho phép, cơ thể sẽ gặp những rối loạn nhất định. Bác sĩ Khiêm cho biết, khi thời tiết nắng nóng gay gắt, khó chịu, người dân rất dễ gặp phải các bệnh dưới đây:

1. Phù nhiệt

Triệu chứng phù nhiệt xuất hiện khi bạn thay đổi môi trường như du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thông thường, ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu và đột ngột di chuyển ra ngoài môi trường nắng nóng.

Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp nhất của cơ thể như bàn chân, mắt cá chân do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây phù. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau một thời gian thích nghi nhất định, có thể 1 vài giờ hoặc vài ngày. Nếu ở mức độ nhẹ thì người dân không cần dùng thuốc. Khi ngủ nên kê cao nhân để mạch máu lưu thông tốt hơn.

2. Phát ban do nhiệt

Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe - Ảnh 1.

Khi tiếp xúc với nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao khiến tuyến mồ hôi của da bị tắc, mồ hôi không thể thoát ra để bay hơi, gây viêm da, dẫn đến tình trạng phát ban. Bệnh thường có biểu hiện là những nốt nhỏ nổi trên da, gây cảm giác như kim châm và ngứa...

Làn da có khả năng tự phục hồi sau một thời gian mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều, bạn có thể dùng các thuốc chống dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Có thể có thể tự điều chỉnh để chống lại.

Tuy nhiên, người dân cần phân biệt phát ban do nhiệt với bỏng nhiệt. Bỏng là do tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài khiến các vùng da bị đỏ, sưng rộp và đau rát.

3. Ngất xỉu do nhiệt

Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe - Ảnh 2.

Hiện tượng này thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, di chuyển ngoài trời nắng quá lâu, vận động nhiều... khiến tăng tiết mồ hôi, làm mất muối và nước nhiều. Khi không kịp thời bổ sung nước, chất điện giải, bạn có thể bị tụt huyết áp. Đặc biệt, khi đang ở tư thế đứng, lưu lượng máu lên não bị giảm đột ngột có thể gây ngất xỉu kèm các biểu hiện như lú lẫn, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn...

Theo bác sĩ Khiêm, vai trò của việc sơ cứu trong trường hợp này đặc biệt quan trọng. Khi sơ cứu, nên đặt người bị ngất nằm thấp, di chuyển đến nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, uống nước bù chất điện giải. Sau 30 phút theo dõi, nếu người bệnh ổn định thì không cần phải đến bệnh viện.

Do đó, vai trò của việc sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. BS. Khiêm khuyến cáo nên cho người bị ngất xỉu nằm đầu thấp; di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát; nới rộng áo quần; bù nước có muối khoáng. Sau đó, theo dõi khoảng 30 phút, nếu người bệnh ổn định thì không cần phải đến bệnh viện.

4. Kiệt sức do nhiệt

Khi cơ thể vận động, lao động nặng nhọc trong thời gian dài dưới điều kiện nắng nóng gay gắt, cơ thể có thể bị mất muối, nước do người bệnh tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu...

Để sơ cứu người bị kiệt sức do nhiệt, cần đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, bù nước bằng dung dịch điện giải... Nếu người bệnh vẫn tiếp tục ở trong môi trường nóng bức thì có thể sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ do nhiệt. Tai biến này là thể bệnh nặng nhất do tăng nhiệt độ gây ra.

Sốc nhiệt

Nhiệt độ ngoài đường tại Hà Nội lên tới 50 độ C, bác sĩ cảnh báo 5 bệnh rất dễ gặp khi tiếp xúc với nắng nóng, nguy hại đặc biệt cho sức khỏe - Ảnh 3.

Sốc nhiệt là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40 độ C hoặc hơn. Bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay não. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, ở lâu trong chỗ đông người, áp lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao.

Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.

Để phòng ngừa các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gay gắt gây ra, bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm khuyến cáo mỗi người cần mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10h đến 16h.

Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên mỗi giờ một lần chuyển sang nơi có không khí mát mẻ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại với công việc. Chúng ta cũng cần chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Ưu tiên các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường,…

Sau khi đi dưới nắng, bạn không nên tắm ngay với nước lạnh bởi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, dễ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút. Và cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.

Tổng hợp

Thiên An

Tổ Quốc

Trở lên trên