MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều ca mắc Covid-19 không có triệu chứng, PGS Lương Ngọc Khuê đưa ra lời khuyên cho cộng đồng

28-08-2020 - 09:57 AM | Sống

PGS Lương Ngọc Khuê cho rằng hiện nay chúng ta không thể hiểu hết về virus gây ra bệnh Covid-19, đứng trước đại dịch chúng ta cần trở thành các chiến sĩ để phòng chống cho mình, gia đình và cộng đồng.

Đến nay, giai đoạn 2 của dịch Covid-19 ở Việt Nam ghi nhận tới 30 ca tử vong và còn 2 ca cũng tử vong sau khi xét nghiệm 3,4 lần âm tính với Covid-19. So với các nước như Singapore, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam đang cao khoảng 2,9 %. Nhiều người bệnh không có triệu chứng.

Ví dụ như trường hợp bệnh nhân 1033, rời khu cách ly tại Hải Dương về quê Hưng Yên ăn giỗ và không hề có triệu chứng bệnh. Nhưng kết quả xét nghiệm lại dương tính.

PGS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ, virus SARS-CoV-2 hoàn toàn mới này chưa có vắc xin, chưa có thuốc đặc hiệu, chưa có thuốc đặc tính về phát triển miễn dịch, hoá sinh, sinh hoá của virus nên bất cứ ai vẫn cần cảnh giác.

Nhiều ca mắc Covid-19 không có triệu chứng, PGS Lương Ngọc Khuê đưa ra lời khuyên cho cộng đồng - Ảnh 1.

Ảnh chăm sóc bệnh nhân Covid-19

Trên thế giới đã ghi nhận có trường hợp đã chữa khỏi Covid sau đó mắc bệnh trở lại. Có trường hợp cho ra viện xét nghiệm 3,4 lần âm tính nhưng lại dương tính trở lại.

Vì thế, PGS Khuê khuyến cáo người dân cần tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế bằng các biện pháp cách ly, dự phòng. Số 1 là đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, giãn cách xã hội. Khi tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ, nơi có dấu hiệu dịch tễ học, có biểu hiện bệnh cúm, ho sốt, khó thở… tngười dân cần đến khám tại bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Hiện nay, BHXH và Bộ Y tế đã thống nhất các biểu hiện cúm, có đi từng vùng dịch hay không đều được xét nghiệm Covid-19 và BHXH thanh toán.

"Chúng tôi mong mỗi người dân trở thành 1 chiến sĩ trong phòng ngừa dịch bệnh cũng như trong cộng đồng"- ông Khuê nhấn mạnh.

Ông Khuê thông tin thêm hiện còn khoảng hơn chục ca bệnh nặng, các cơ sở điều trị vẫn báo cáo tới tiểu ban điều trị và đều đang được các thấy thuốc tập trung trí lực để cứu người bệnh.

Các bệnh nhân này đều có các bệnh lý khác rất nặng như tim mạch, ung thư, suy thận. 

"Hiện nay chúng tôi đang cố gắng làm việc gấp 3, 4lần, mỗi bệnh nhân tử vong là nỗi đau của thầy thuốc" – PGS Khuê nói.

Giai đoạn trước chúng ta không có bệnh nhân tử vong dù bệnh nhân 91 rất nặng, các bệnh nhân nặng trong giai đoạn đầu cũng đều có bệnh nền nhưng chỉ có khoảng 6 bệnh nhân nặng được tập trung cứu chữa nên bệnh nhân đều qua khỏi.

Còn giai đoạn 2 thì đều ở các khoa hồi sức cấp cứu, tim mạch, thận nhân tạo của BV Đà Nẵng và chúng ta chưa tìm được F0. Đây là dấu hỏi lớn cho ngành y tế Việt Nam. Chúng ta đã tập trung cứu chữa nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 2,9 %.

Ông Khuê cho biết, Bộ y tế hướng dẫn các cơ sở y tế không cho người nhà vào chăm sóc ở các khoa hồi sức cấp cứu, thận nhân tạo. Ngoài ra, quan tâm hơn tới nhóm bệnh nhân dễ tổn thương như người già, người khuyết tật để giảm nguy cơ mắc Covid-19.

Theo Ngọc Anh

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên