Nhiều chỉ báo cho thấy quá trình sụt giảm thê thảm của đồng yên chuẩn bị đến hồi kết
Sự khác biệt về đường hướng chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Nhật “đứng đằng sau” sự suy giảm tệ hại của đồng yên thời gian qua.
- 08-07-2022Đồng yên tăng giá. chứng khoán Nhật đảo chiều sau tin cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn ngã gục
- 19-04-2022Đồng yên Nhật Bản rơi xuống đáy của 2 thập kỷ
Thông thường, sẽ mất vài tháng để tỷ giá đồng yên/USD dịch chuyển khoảng 10 yên. Giờ đây, diễn biến như vậy có thể xảy ra trong vòng chỉ vài ngày.
Tại Tokyo, tính từ ngày 14/7/2022 đến nay, đồng USD đã tăng giá khoảng hơn 6%, từ 139,18 yên/USD lên 130,4 yên/USD vào ngày 2/8/2022. Việc đồng yên hạ giá sau khi đồng USD tăng giá 21% so với đồng yên trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7/2022 trước đó.
Tính chung, tỷ giá đồng USD/yên đã dao động trong ngưỡng khoảng 26 yên trong năm nay, mức độ biến động mạnh nhất tính từ cuộc khủng hoảng nợ xấu tại Nhật vào năm 1998, khi đó đồng yên biến động so với đồng USD trong ngưỡng từ 113 đến 147 yên.
Với biến động như vậy, các thành viên thị trường và các nhà hoạch định chính sách không khỏi băn khoăn về việc điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Credit Agricole, ông Yuji Saito, nhận xét: "Mô hình diễn biến tỷ giá kiểu mới đang diễn ra". Theo ông Saito, nguyên nhân chính là do diễn biến bất ổn kéo dài sau 2 năm đại dịch COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine dẫn đến xung đột quân sự quy mô lớn nhất châu Âu trong vòng 80 năm qua.
Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại Morgan Stanley, ông Koichi Sugisaki, nói: "Biến động thị trường hiện vẫn ở mức cao do mức độ bất ổn tăng do căng thẳng địa chính trị và hướng diễn biến của chính sách tiền tệ Mỹ, điều này sẽ còn tùy thuộc vào số liệu về lạm phát".
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến Đài Loan mới đây đã làm cho các vấn đề địa chính trị trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng giữa hai nước bao gồm Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Căng thẳng Nga – Ukraine đã tạo ra lạm phát thông qua việc gây gián đoạn chuỗi cung ứng dẫn đến lãi suất cao tại Mỹ. Vì vậy không ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư mua đồng USD và bán đồng yên.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc đồng thời khiến cho nhà đầu tư giảm đi các lựa chọn rủi ro. Họ đã bắt đầu lựa chọn trái phiếu Mỹ thay vì cổ phiếu Mỹ, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì vậy giảm.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ mức 0% lên mức từ 2,25% đến 2,5% và dự kiến sẽ nâng lên ngưỡng khoảng 3,5% trước thời điểm cuối năm nay trong bối cảnh xuất hiện ngày một nhiều lo ngại về khả năng lạm phát Mỹ khó kiềm chế hơn so với tính toán trước đây.
Các thảnh viên thị trường giờ đang đặt ra câu hỏi: liệu đồng yên đã kết thúc quá trình tăng giá?
Chuyên gia Sugisaki thuộc Morgan Stanley dự báo xu thế lên giá của đồng USD sẽ vẫn tiếp diễn: "Chúng tôi cho rằng tỷ giá đồng yên/USD sẽ vẫn tăng bởi nó phản ánh thực tế chênh lệch lãi suất giữa Nhật và Mỹ".
Tuy nhiên một số thành viên thị trường đã bắt đầu đánh giá đến khả năng tỷ giá đồng USD/yên đang chuẩn bị đến mức độ điểm uốn, đó là khi mà đồng USD không thể vượt ngưỡng 140 yên/USD trong tháng 7/2022.
Chuyên gia thuộc Credit Agricole khẳng định: "Hiện còn quá sớm để khẳng định rằng sự sụt giảm của đồng yên đã ngừng lại. Tuy nhiên hoàn toàn có khả năng rằng hoạt động bán mạnh đồng yên dựa trên nền tảng sự khác biệt về đường hướng chính sách tiền tệ sẽ sớm kết thúc".
Cả chuyên gia thuộc Morgan Stanley và Credit Agricole đều khẳng định trong thời gian tới nếu đồng yên tăng sẽ ghi nhận mức tăng rất mạnh bởi nhà đầu tư bù trạng thái trong năm nay. Khi đồng yên tăng, nhiều nhà đầu tư sẽ mua vào và như vậy sẽ tăng nhanh hơn nữa. Các thành viên thị trường hiện đang dự báo về khả năng đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 126,44 yên/USD, đảo chiều sau khi ghi nhận mức hạ 50% trong năm nay.
Nhịp sống kinh doanh