Nhiều chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ giữa tháng 08/2021
Ảnh minh hoạ.
Đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp, lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 là những chính sách về giáo dục sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 8/2021.
- 01-08-2021Hàng loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2021
- 28-07-2021Những chính sách mới về thuế có hiệu lực từ đầu tháng 8/2021
- 01-07-2021Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 7/2021
Các quy định mới về đào tạo trình độ tiến sĩ
Từ ngày 15/8, Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ có hiệu lực và thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT.
Cụ thể, quy định hiện hành quy định thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng. Còn Thông tư 18 quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 3 năm (36 tháng) đến 4 năm (48 tháng); Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 6 năm (72 tháng).
Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.
Các quy định về công bố khoa học khi dự tuyển, yêu cầu đầu ra của nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh/người hướng dẫn tại cùng thời điểm, minh chứng năng lực nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn, phản biện độc lập, hội đồng đánh giá luận án ở cơ sở đào tạo… cũng có sự thay đổi so với Thông tư 08.
Lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1
Theo Thông tư 19/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc được thực hiện theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.
Cụ thể, Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
(1) Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
(2) Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
(3) Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
(4) Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
(5) Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Đối với các lớp của cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chưa thực hiện được môn Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản (2), (3), (4), và (5), tiếp tục thực hiện theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 đến hết lớp 12.
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/8/2021 và thay Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.
- Chương trình Tiếng Nhật ban hành tại Quyết định 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 được áp dụng cho đến khi lộ trình nêu trên được thực hiện.
- Đối với các lớp cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa thực hiện được môn Tiếng Nhật theo lộ trình nêu trên tiếp tục thực hiện Quyết định 2051/QĐ-BGDĐT cho đến hết lớp 12.
Đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp
Từ ngày 22/8, Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực và thay thế Thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư 07/2019/TT-BLĐTBXH.
Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp như sau:
Đối với trình độ trung cấp: Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.
Đối với trình độ cao đẳng: Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (Hiện hành, có quy định trường hợp "tương đương").
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Trường hợp người học dự tuyển vào các nghề đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe; nghệ thuật và an ninh, quốc phòng ngoài các quy định trên còn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; quân nhân, công an nhân dân tại ngũ; người nước ngoài, nếu có đủ một số điều kiện sẽ được đăng ký dự tuyển học trình độ trung cấp, cao đẳng.