Nhiều công ty Nhật Bản cân nhắc kế hoạch chuyển một phần chuỗi sản xuất sang Việt Nam
Theo như trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trong Triển lãm lần nay, nhiều công ty Nhật Bản quan tâm và đang cân nhắc kế hoạch chuyển một phần chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới.
- 06-10-2021Giải mã việc khi DN may mặc, da giày 'căng thẳng', Nike chuyển đơn hàng sang nước khác, thì Samsung, TSMC, Intel... liên tục đổ vốn vào Việt Nam
- 05-10-2021Góc nhìn chuyên gia từ việc Thế Giới Di Động đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng: COVID-19 sẽ là tiền đề cho cuộc cách mạng 'turnover rent'?
- 05-10-2021NLĐ đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu có bị buộc phải nghỉ hưu sớm?
Ngày 6/10, Triển lãm thường niên M-Tech Osaka 2021 chuyên ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất Nhật Bản đã khai mạc tại tỉnh Osaka. Tham dự triển lãm lần này, doanh nghiệp VN sẽ có cơ hội tốt để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tiếp cận được với các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Triển lãm năm nay, ngoài các doanh nghiệp Nhật Bản, còn có sự tham gia của nhiều nhà sản xuất thương hiệu lớn đến từ các cường quốc công nghiệp trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tham dự Triển lãm năm nay và giao dịch trực tiếp với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Công ty cổ phần cơ khí Việt-Âu đã đăng ký thuê thành công một gian hàng tại triển lãm. Gian hàng đã thu hút được sự quan tâm của khách tham quan đến tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với công ty phía Việt Nam.
Theo thống kê, giá trị xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Một kết quả đáng ghi nhận đến từ những nỗ lực của Chính phủ hai nước nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực này. Trong 6 ngành ưu tiên của Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, có 3 ngành liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.
Dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 làm gián đoạn, đứt gãy một số khâu trong chuỗi cung ứng, làm xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan… Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói riêng cần có sự chủ động tích cực nhằm nắm bắt những cơ hội thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh mới.
Theo như trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản trong Triển lãm lần nay, nhiều công ty Nhật Bản quan tâm và đang cân nhắc kế hoạch chuyển một phần chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới.
Triển lãm dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 06-08/10/2021.
VOV