Cập nhật mùa BCTC quý 3 ngày 14/10: Nhiều doanh nghiệp báo lỗ, "thê thảm" nhất là nhóm công ty thép
Trong số các doanh nghiệp đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 3, đã có một số công ty thép, xăng dầu…
- 14-10-2022Doanh nghiệp thép thứ 2 công bố BCTC quý 3, ghi nhận quý lỗ kỷ lục kể từ khi lên sàn chứng khoán
- 13-10-2022Công ty thép đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 3, lỗ lớn gấp 34 lần cùng kỳ
- 12-10-2022Một doanh nghiệp họ Viglacera trở thành doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ mùa báo cáo tài chính quý 3
Mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa mới bắt đầu, nhiều doanh nghiệp đã rục rịch công bố kết quả kinh doanh quý 3. Bên cạnh những doanh nghiệp báo doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng trong kỳ này cũng có không ít doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong quý này.
Cụ thể, tính đến hiện nay, đã có 7 doanh nghiệp báo lỗ quý 3 là Rượu và nước giải khát Hà Nội Halico (HNR), Cao su DRI, Viglacera Hạ Long (VHL), Xây lắp PVC-MT, Thương mại và Xuất nhập khẩu Thủ Đức Timexco (TMC), Thép Thủ Đức – Vnsteel (TDS), Thép Vicasa – Vnsteel (VCA).
Trong đó, hai doanh nghiệp thép là công ty con của Tổng công ty Thép Việt Nma – Vnsteel là TDS và VCA đang báo lỗ lớn nhất.
VCA mới công bố báo cáo tài chính quý 3 ngày 14/10 với doanh thu thuần là 477 tỷ đồng (giảm 18% so với cùng kỳ), giá vốn tăng mạnh khiến VCA lỗ gộp 10 tỷ, sau khi trừ khi các chi phí VCA lỗ trước thuế quý 3 23,8 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, VCA lỗ 12 tỷ đồng.
Còn TDS ghi nhận doanh thu thuần quý 3 đạt 406 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 644 triệu đồng, tương đương với mức lỗ lớn gấp 34 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, TDS ghi nhận doanh thu đạt 1.518 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 15,8 tỷ đồng, trái ngược với cùng kỳ lãi 46 tỷ đồng.
Công ty giải thích do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các cuộc chiến tranh trên thế giới dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động bất thường. Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm lợi nhuận gộp trong quý 3 của công ty bị lỗ. Ngoài ra chi phí lãi vay cũng là gánh nặng cho công ty khi hàng hóa tiêu thụ chậm và ngân hàng siết room tín dụng cũng như lãi suất tăng cao.
Một doanh nghiệp xăng dầu là Timexco cũng báo lỗ 5,5 tỷ đồng trong quý 3, nhưng mức lỗ đã giảm 21% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng TMC lãi 5,5 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ.
Trong quý 3, doanh thu Viglacera Hạ Long – công ty con của Viglacera đạt 355 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021 và lỗ trước thuế 4,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 12,2 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến cho Viglacera Hạ Long thua lỗ là vì biên lợi nhuận gộp giảm trong khi chi phí bán hàng lại tăng 8,5 tỷ đồng lên gần 32 tỷ đồng cùng với phần lỗ trong công ty liên kết gần 2 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Viglacera Hạ Long đạt doanh thu 1.187 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% và lãi trước thuế 6,6 tỷ đồng, giảm 180% so với 9 tháng đầu năm 2021.
Cuối cùng là Halico, doanh thu công ty tăng 44% lên 19,7 tỷ đồng trong quý 3 và lỗ trước thuế 1,4 tỷ đồng, giảm lỗ 77% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, HNR lỗ 8 tỷ, giảm 54% so với 9 tháng năm 2021.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?