MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang “ngắm” Việt Nam

"Không chỉ Nhật Bản mà còn rất nhiều quốc gia chuyển dịch ngành sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam", ông Kobayashi Yoichi, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản – MeKong, Chủ tịch JCCI Nhật Bản cho hay.

Tại hội thảo "Đối thoại kinh tế Việt Nam - Nhật Bản " do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức sáng 25/2, các doanh nghiệp đã cùng thảo luận về cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ.

Ông Kobayashi Yoichi, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản – MeKong, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho biết: “Vấn đề chuyển giao công nghệ đang bắt đầu được thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung nên hiện tượng Trung Quốc +1 tăng lên. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Trung Quốc là 3.300 doanh nghiệp trong khi số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam chỉ là 1.900 doanh nghiệp”.

"Không chỉ Nhật Bản mà còn rất nhiều quốc gia chuyển dịch ngành sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam cả trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành nghề khác. Chúng tôi kỳ vọng làn sóng chuyển dịch này cũng sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam", ông Kobayashi Yoichi nhận định.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng: "Sắp tới chúng ta sẽ đón nhận làn sóng đầu tư của Nhật Bản cũng như là những nước khác về Việt Nam, trong đó bao gồm các tập đoàn xuyên quốc gia và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khối doanh nghiệp này là động cơ chính để thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai bên."

Trên thực tế, những đại công trình và liên doanh lắp ráp chủ yếu nhập phụ tùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là từ Trung Quốc nhưng giá trị gia tăng đạt được cho nền kinh tế Việt Nam là không cao.

Chính vì vậy, "việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ của các nước tiên tiến vào Việt Nam để cùng với các doanh nghiệp nội địa phát triển công nghiệp hỗ trợ là cách để tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam", ông Lộc cho hay.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đều đã có mặt tại Việt Nam và triển khai hoạt động kinh doanh, vấn đề chính là làm thế nào để nội địa hoá sản xuất của họ, "mà muốn đạt mục tiêu này thì phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài", Chủ tịch VCCI nhận định.

Do đó, ngoài sự nỗ lực của VCCI, các tổ chức xúc tiến đầu tư thì Chính phủ cũng cần có những chính sách thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển.

Theo Hạ An

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên