Nhiều doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động trong quý 3/2021
Số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống...
- 11-08-2021Chuyên gia Nhật Bản nói gì về làn sóng thâu tóm ồ ạt các doanh nghiệp Việt của người Nhật trong 1 thập kỷ qua? Xu hướng tiếp theo sẽ là gì?
- 06-08-2021TP HCM hướng dẫn nộp và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người dân sắp quá hạn nộp 3 tháng theo quy định
- 31-07-2021Nhận bảo hiểm thất nghiệp: Những quyền lợi đi kèm không phải ai cũng biết
Theo khảo sát “Tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường sức lao động” của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, dự kiến nhiều doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động trong quý 3 này.
Khảo sát “Tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường sức lao động” được triển khai ở 4.140 doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong đó có 1.335 doanh nghiệp siêu nhỏ, 2.643 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 162 doanh nghiệp lớn.
Qua khảo sát, 1.924 doanh nghiệp thực hiện giảm lao động, chiếm 46,47%, trong đó, 1.794 doanh nghiệp ngoài nhà nước thông báo sẽ thực hiện cắt giảm lao động (chiếm 93,24%); 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%) và 26 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (chiếm 1,35%) dự kiến cắt giảm lao động trong quý 2.
Số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 29,06%); lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 15,28%); dịch vụ lưu trú, ăn uống (chiếm 12,32%) và ngành xây dựng (chiếm 10,4%).
Tình trạng cắt giảm lao động còn xảy ra đối với các hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (chiếm 9,72%); lĩnh vực vận tải kho bãi (chiếm 6,08%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (chiếm 5,87%); thông tin và truyền thông (chiếm 3,27%); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 2,18%);; giáo dục và đào tạo (chiếm 2,08%).
Phần lớn doanh nghiệp áp dụng hình thức cắt giảm lao động thông qua giảm giờ làm việc hoặc nghỉ luân phiên (chiếm 44,7%); tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương (chiếm 17,5%); tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương (chiếm 16,61%); cho lao động thôi việc (chiếm 21,19%).
Với doanh nghiệp áp dụng hình thức cho lao động thôi việc, 28,93% lượt doanh nghiệp dự định sẽ hỗ trợ kinh phí mất việc làm cho người lao động; 19,61% lượt doanh nghiệp dự định hỗ trợ làm thủ tục hưởng gói trợ cấp hỗ trợ COVID-19 của Chính phủ; 16,62% lượt doanh nghiệp lựa chọn hình thức khác và 34,84% lượt doanh nghiệp dự kiến không hỗ trợ đối với lao động thôi việc.
Dự báo, thị trường lao động có thể sẽ sôi động hơn vào quý cuối năm, khi phần lớn các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ, Tết năm 2022.
VTV.VN