Nhiều đời Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, quan hệ Việt – Mỹ đã lên tầm cao mới, vì sao vẫn ít “ông lớn” đầu tư vào Việt Nam?
“Bản thân tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng cho việc Mỹ chưa đầu tư mạnh vào Việt Nam”, GS. TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nêu vấn đề tại Hội thảo Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 7/12.
- 01-12-2017Doanh nghiệp FDI “độc diễn”, DN nội lo bị “ra rìa”?
- 28-11-2017Vốn FDI xác định kỷ lục mới trong 11 tháng của năm 2017
- 16-11-2017Chiếc điện thoại Samsung 'Made in Vietnam': DN Việt chỉ làm nổi vỏ hộp và dây nối, toàn bộ 5 bộ phận cốt lõi đều do FDI làm
- 15-11-2017Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: hàng trăm tỷ đô la thu hút FDI trong 20 năm qua đã mạng lại những gì cho nội lực Việt Nam?
Hàn Quốc và Nhật Bản luôn thay nhau giữ vị trí số 1 và 2 trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Luỹ kế đến tháng 11/2017, tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 57,5 tỷ USD và 49,1 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào Việt Nam được nhận định vẫn thiếu vắng các tập đoàn lớn đến từ Hoa Kỳ hay châu Âu.
Tháng trước Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam, cũng như trước đó hồi cuối tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Mỹ, đều đã đề cập đến vấn đề tăng mạnh đầu tư song phương.
Thủ tướng Phúc cho đây là “thời điểm chín muồi” để các doanh nghiệp Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam cũng như lan toả tài chính và công nghệ.
Sau những cảm xúc ngoại giao, đầu tư Mỹ vào Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức thăm dò. GS. Mại vẫn đau đáu với những mong muốn của ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam về việc Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 của Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số vốn của Hoa Kỳ đổ vào vẫn chỉ quanh quẩn vị trí 9 hoặc 10 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trăn trở này được GS. Mại đặt ra hai lần trong các nhận định liên quan đến kết quả 30 năm Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cùng thời gian ông làm công việc liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài.
Thời điểm đó Intel bắt đầu khởi động đàm phán để vào Việt Nam, ông kể, nhiều người cho rằng các nhà đầu tư Mỹ chưa có đủ lòng tin vào Việt Nam, thậm chí, coi đây là nguyên nhân đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thấp.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, “lòng tin” theo ông Mại cho rằng đã không còn là vấn đề nếu nhìn vào những chuyến thăm của các đời Tổng thống Mỹ. Theo ông những “khiếm khuyết” khiến các tập đoàn lớn từ Hoa Kỳ không mặn mà với Việt Nam là sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong các chính sách kinh tế.
Hai thị trường Mỹ - Việt đang cho những tín hiệu tích cực, nhưng để tăng đầu tư Mỹ vào Việt Nam, GS. Nguyễn Mại vẫn lưu ý 3 điểm chính.
Thứ nhất, khi thay đổi chính sách, luật pháp cần phải đảm bảo tính hệ thống, công khai, minh bạch, ổn định và có độ trễ nhất định về thời giant hi hành để nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI chủ động trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Thứ hai cần thực hiện đồng bộ “Chính phủ điện tử” trong toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước để giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ ba, cần cởi bỏ nút thắt bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Cụ thể, cần phải loại bỏ được bộ máy công chức cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp.