MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều ngành rơi vào cảnh khó khăn, một doanh nghiệp vẫn lãi đậm và thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư vào cuối năm nay

20-12-2022 - 17:14 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều ngành rơi vào cảnh khó khăn, một doanh nghiệp vẫn lãi đậm và thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư vào cuối năm nay

Chủ tịch hội đồng quản trị Total Energies cho biết, Tập đoàn này sẽ tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các nhà đầu tư vào ngày 16/12/2022 ở mức 0,69 EUR/cổ phiếu.

Chi trả tiền mặt cho các nhà đầu tư

Total S.A hay còn gọi là Total, là một tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Pháp. Đây là một trong sáu công ty dầu khí lớn nhất thế giới chuyên sản xuất dầu và khí đốt với lịch sử hoạt động trong gần một thế kỷ, với sự hiện diện tại hơn 130 quốc gia trên 5 châu lục. Đây cũng là công ty năng lượng lớn chuyên sản xuất và tiếp thị nhiên liệu, khí đốt tự nhiên và điện carbon thấp.

Các hoạt động của Tập đoàn được mở rộng từ thăm dò và sản xuất dầu, khí đốt và điện đến phân phối năng lượng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua lọc, hóa lỏng, hóa dầu, kinh doanh, vận chuyển và lưu trữ năng lượng.

Trước đó, vào ngày 27/7, tại cuộc họp hội đồng quản trị Total Energies, Chủ tịch HĐQT Patrick Pouyanné cho biết, Tập đoàn sẽ tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các nhà đầu tư vào ngày 16/12/2022 ở mức 0,69 EUR/cổ phiếu. Trong quý 3/2022, lợi nhuận của Total Energies đã đạt 6,6 tỷ USD (tăng 43%).

Nhiều ngành rơi vào cảnh khó khăn, một doanh nghiệp vẫn lãi đậm và thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư vào cuối năm nay - Ảnh 1.

Ông Patrick Pouyanné Tập đoàn dầu khí Total Energies trả lời báo chí.

Cổ phiếu Total S.A liên tục nhận được các đánh giá rất tích cực từ các ngân hàng và quỹ đầu tư. Gần đây nhất, cả hai ngân hàng Thụy Sĩ là UBS Group và Credit Suisse Group đều đưa ra khuyến nghị nên mua với mục tiêu giá lần lượt là 44 Euro và 43 Euro/ cổ phiếu. JPMorgan cũng đưa ra đánh giá tích cực cho cổ phiếu Total với khuyến nghị mua, với giá mục tiêu 40 Euro. Lạc quan nhất là ngân hàng Goldman Sachs khi đưa ra mục tiêu giá lên đến 48 Euro.

Mâu thuẫn Nga - Ukraine tác động đến giá dầu như thế nào?

Nhu cầu về xăng dầu sụt giảm mạnh vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn ra, khiến giá dầu lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới dưới 0 USD/ thùng do hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, giá đã tăng mạnh lên gần 100 USD/thùng khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau các đợt phong toả.

Đặc biệt, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá dầu thô đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng - mức giá cao nhất kể từ năm 2014 đến nay. Một số nhà phân tích Phố Wall thậm chí dự đoán giá dầu có khả năng chạm mức cao nhất là 150 USD.

Ông Maciej Kolaczkowski, chuyên gia từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã đưa ra các nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng tăng của giá dầu, trong đó có việc tăng trưởng kinh tế bùng nổ thúc đẩy nhu cầu dầu.

Theo ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ thuộc Bộ Công Thương, tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine ảnh hưởng tới thương mại, đầu tư của hai nước này với Việt Nam là có. Bởi, xung đột này là một trong những nguyên nhân làm tăng giá một số mặt hàng, như khí đốt, dầu mỏ, lúa mì…

Bên cạnh đó, rủi ro dễ thấy nhất là lạm phát. Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến việc khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản. Qua đó, trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên