Sau 60 ngày giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Thành phố đã điều chỉnh các bước phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thích ứng an toàn đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội trong trong tình hình mới.
Gần 1 tuần qua cuộc sống trở lại bình thường mới. Trên các đường phố đã nhộn nhịp trở lại, các cơ cơ sở kinh doanh thuộc diện được mở cửa có điều kiện đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trước tình hình vẫn còn nguy cơ lây lan dịch bệnh tại một số khu vực nội đô địa bàn hẹp, mật độ dân cư cao. Vì thế, ngoài 22 chốt tại các cửa ngõ ra vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện thị xã giáp ranh các tỉnh, Hà Nội cũng tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân. Theo khảo sát của phóng viên, qua gần 1 tuần tại nhiều nơi ở nội đô có nhiều phố, ngõ xóm vẫn giữ nguyên hàng rào cứng việc đi lại của người dân bất tiện vì phải bắt buộc đi ra các chốt mở có dân phòng kiểm soát. Tại các chốt này, người lạ không được vào trong ngõ. Tại ngõ 17 phố Tạ Quang Bửu tổ cộng đồng làm "chặt" với người lạ. Nhưng cũng tại một điểm khác trên con phố này, chốt kiểm soát ngõ 40 Tạ Quang Bửu người đi lại ra vào thoải mái. Nhân viên tổ trực Covid cộng đồng ngồi không. Một chốt khác cũng trên phố Tạ Quang Bửu khu vực tập thể địa bàn hẹp đông dân cư, nhân viên chốt trực mở barie thoải mái. Nhiều phố, ngõ trên phố và đê Trần Khát Chân bị rào cứng. Cụ thể, người dân phải đi vòng vèo để ra/vào qua ngõ 121 Kim Ngưu nhỏ hẹp hay buộc phải qua chốt trên phố Thịnh Yên ra phố Huế. Tuy nhiên, các chốt kiểm soát này barie luôn mở không nhân viên trực chốt ngồi chơi. Sau khi bỏ giấy đi đường các thành viên trực chốt Covid không có thẩm quyền kiểm tra người đi lại vì thế việc duy trì người trực chốt chưa cho thấy tính hiệu quả trong việc kiểm soát di biến động, thậm chí có thể gây lãng phí kinh phí trực chốt (nếu có) cho ngân sách./.