Nhiều nước ngừng xuất khẩu lương thực
Đứng trước những thách thức về nguồn cung, nhiều quốc gia đang tạm dừng xuất khẩu một số loại lương thực, thực phẩm chủ chốt.
- 08-03-2022Giá lúa mì tăng kỷ lục, vượt thời điểm khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008
- 06-03-2022Nga dự định ngừng xuất khẩu phân bón giữa lúc giá lương thực thế giới tăng vọt
- 16-02-2022Không chỉ giá dầu, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá lương thực thế giới tăng mạnh
Chính phủ Ai Cập tạm dừng xuất khẩu trong 3 tháng với dầu ăn, ngô và lúa mì, trong bối cảnh nước này nhập tới 80% lúa mì từ Nga và Ukraine. Các nước châu Âu như Serbia, Hungary và Ruman cũng đã đưa ra biện pháp tương tự để tăng dự trữ trong nước.
Ngay cả một số nhà xuất khẩu nông sản lớn như Indonesia, nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và Argentina - một trong các nước hàng đầu trên thị trường đậu nành cũng đã phải ra lệnh hạn chế xuất khẩu với những mặt hàng chủ lực này của mình để ưu tiên nguồn cung nội địa.
Các bộ trưởng G7 kêu gọi các nước giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ "mở" và phản đối bất kỳ biện pháp hạn chế phi lý nào đối với việc xuất khẩu nông sản.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hy vọng các nhà sản xuất trên thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ để tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu thực tế và người dân không cần phải tích trữ lương thực.
Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá được đầy đủ tác động của tình hình căng thẳng Nga-Ukraine đối với các nguồn cung cấp ngũ cốc và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
VTV.VN