Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ‘thà làm bảo vệ, đi nuôi lợn’ còn hơn làm đúng ngành nghề: Lý do sốc!
Nhiều bạn trẻ sẵn sàng cất tấm bằng đại học, chọn làm những công việc bị đánh giá thấp chỉ vì lý do sau.
- 12-03-2023Cựu sinh viên Harvard thành công nghỉ hưu ở tuổi 28: 'Muốn giàu sớm phải hiểu 4 sự thật này, nếu không thu nhập chỉ mãi ở mức trung bình'
- 12-03-2023Sinh viên kiếm tiền "giỏi" nhờ dạy ngoại ngữ: Thu nhập 1 tiếng cao gấp 5 lần so với làm thêm thông thường, đã thế còn thảnh thơi làm thêm 2-3 công việc!
- 10-03-2023Được coi là "thế hệ công nghệ", nhưng sinh viên bây giờ đến lưu văn bản còn phải hỏi: Dùng "Ctrl + X" hay "Ctrl + S"?
- 06-03-20235 ngành học hút sinh viên nhất năm 2022
Điều đau đầu nhất của sinh viên đại học chính là tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Không hẳn bạn học ở một ngôi trường danh tiếng, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi là có thể tìm được công việc tốt. Ngày nay, việc làm khá khan hiếm, đến mức tìm một công việc phù hợp đã rất khó, chưa nói đến một công việc có chế độ đãi ngộ tốt.
Vì lý do này, không ít sinh viên đại học bắt đầu nghi ngờ: Liệu những nỗ lực trước đây của mình có phải vô ích? Có phải nhất định học đại học mới có thể tìm được công việc tốt? Chính vì thế, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chọn cho mình hướng đi khác biệt, thậm chí bị coi là dị biệt.
Chẳng hạn như nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc chọn đi làm bảo vệ, giúp việc, chăn nuôi gia súc, gia cầm sau khi tốt nghiệp đại học. Cứ ngỡ đây là những công việc dành cho người lớn tuổi, đã nghỉ hưu hoặc những người không có bằng cấp. Thế nhưng, không ít bạn trẻ lại chọn việc làm thấp với thái độ vui vẻ, lạc quan.
Cách đây không lâu, cộng đồng mạng Trung Quốc từng xôn xao trước bức ảnh của một bạn trẻ với lời chia sẻ: "Cùng một mức lương như nhau thì mình sẽ chọn làm bảo vệ. Bởi công việc này có môi trường làm việc thoải mái".
Nhiều bạn trẻ chọn làm bảo vệ vì công việc không áp lực, có thể dùng điện thoại khi rảnh rỗi
Nhiều người để lại bình luận, bày tỏ sự tán thành. Bởi công việc mỗi ngày của bảo vệ không khó, không cần cạnh tranh với đồng nghiệp, không lo bị sếp phạt. Và điều thú vị nhất đối với họ là được dùng điện thoại, làm việc riêng khi rảnh rỗi mà chẳng sợ bị nhắc nhở.
Bên cạnh nghề bảo vệ, một số bạn khác lại chọn công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Như một nữ sinh nọ sau khi học xong đại học đã về vùng ngoại thành gắn bó với nghề nuôi lợn. Cô cho biết công việc rất đơn giản, không áp lực. Cô không phải dậy sớm đi làm, không tăng ca và cũng chẳng phải đối mặt với sự soi xét của đồng nghiệp.
Hàng ngày, cô chỉ cần chăm sóc những chú lợn đáng yêu. Mức lương mỗi tháng của cô cũng không quá tệ, thậm chí cô còn được đóng bảo hiểm xã hội và có quỹ nhà ở. Như vậy để thấy, công việc ở trình độ thấp chưa hẳn đãi ngộ đã tệ.
Vì lý do này, ngày càng có nhiều sinh viên đại học bắt đầu tìm kiếm công việc tự do. Chẳng hạn như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm bảo vệ, dắt chó đi dạo,… thậm chí là cả đi nhặt rác, nhặt phế liệu.
Cô gái trẻ quyết định về vùng ngoại ô để nuôi lợn thay vì làm công việc theo đúng ngành học
Lý do nào khiến sinh viên đại học theo đuổi những việc làm thấp?
Nhiều sinh viên đại học đang làm công việc không phù hợp với sở trường, ngành học của mình, thậm chí là những nghề bị đánh giá ở cấp độ thấp. Điều này khiến người thân, bạn bè xung quanh thắc mắc: Bố mẹ đã vất vả nuôi họ ăn học để họ chọn những công việc đó hay sao?
Nguyên nhân chính là bởi các bạn trẻ cảm thấy công việc hiện tại quá áp lực. Hơn nữa, thu nhập ít ỏi khi mới ra trường không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng, dù khối lượng công việc nhiều. Việc liên tục phải "thức khuya, dậy sớm" khiến họ kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty siết chặt nhân sự một cách vô điều kiện khiến người làm cảm thấy ngột ngạt, tù túng.
Thế nhưng, nhìn ở góc độ khách quan, nhiều sinh viên ra trường năng lực thấp, kỹ năng yếu kém nên không thể có được vị trí công việc tốt. Vì thế, họ buộc phải trau dồi bản thân bằng cách chăm chỉ làm việc nếu muốn có những cơ hội tốt.
Mỗi công việc trong xã hội đều có nhiệm vụ, chức năng cùng ưu điểm, nhược điểm riêng. Điều quan trọng mà các trẻ cần chú ý là tìm công việc phù hợp với khả năng của mình. Như vậy mới dễ dàng tiếp cận được các cơ hội thăng tiến. Ngoài ra, trong quá trình chọn lựa, bạn cũng nên quan tâm đến sở thích cá nhân để tìm được việc làm như mong muốn.
Thể thao văn hóa