Nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ từ 1/7
Luật Dân quân tự vệ năm 2019 được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 có quy định về các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- 24-06-2020Những chính sách mới có hiệu lực từ cuối tháng 6/2020
- 12-06-2020Đề xuất nhiều chính sách mới trong tinh giản biên chế
- 11-06-2020Chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức từ 1-7-2020
Cụ thể, Điều 11 Luật này đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009 như:
So với hiện nay, khi Luật này được áp dụng, sẽ có thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ như: Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong quân đội; Có vợ hoặc chồng là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong công an.
Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Là lao động duy nhất trong hộ nghèo; hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 - 80%.
Người đang học tại trường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.