MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại bức tranh ngành mía đường Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021

27-02-2021 - 17:43 PM | Thị trường

Năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam không hề thua kém các nước trong khu vực nếu đặt ở điều kiện ngang bằng và được bảo vệ thương mại đúng đắn.

Bức tranh màu xám của mía đường 2020

ATIGA từng hứa hẹn về cơ hội phát triển thị trường rộng mở. Người tiêu dùng hưởng lợi vì đường tốt, giá rẻ và doanh nghiệp trong nước cũng gia tăng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đường nhập lậu, đường nhập khẩu bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến mía đường Việt năm 2020 gặp nhiều khó khăn.

Năm 2020, tổng lượng đường mía nhập khẩu tăng đột biến, trong đó, chiếm 87,67% là đường nhập khẩu từ Thái Lan. Theo ông Trần Ngọc Hiếu [KAT2], Tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Sơn La, đường nội tuy chất lượng tốt nhưng khó cạnh tranh về giá trong hoàn cảnh "khó chồng khó" hiện nay; hoạt động sản xuất trong nước chủ yếu bằng thủ công, chi phí thu hoạch và vận chuyển lớn; đặc biệt là thách thức từ nạn hàng giả, hàng nhập lậu.

Nhìn lại bức tranh ngành mía đường Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 - Ảnh 1.

Bộ Công Thương đang nghiên cứu, áp dụng PVTM


Để đảm bảo cạnh tranh công bằng cho thị trường nội địa, tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra bán phá giá với đường nhập khẩu. Kết quả điều tra cho thấy đường tinh luyện và đường thô nhập khẩu từ Thái Lan đã bán phá giá ở mức 44,23% và trợ cấp 4,65%, tổng cộng 48,88%[MOU4] . Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do ngành sản xuất đường trong nước gặp khó khi phải cạnh tranh không lành mạnh.

Nhìn lại bức tranh ngành mía đường Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 - Ảnh 2.

Biểu đồ nhập khẩu đường 11 tháng đầu năm 2020 (nguồn Vietnambiz)


Ngoài Thái Lan, khối lượng đường nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Indonesia vào Việt Nam đều đạt mức lớn hơn bình thường hoặc phá kỷ lục. Điều đáng lưu ý là Malaysia là quốc gia không trồng mía còn Indonesia và Campuchia là các quốc gia sản xuất không đủ và phải nhập khẩu đường nhưng lại xuất khẩu hàng chục tấn nghìn đường vào nước ta với mức giá còn rẻ hơn giá thua mua mía ở nước họ.

Cuộc chơi không cân sức giữa đường nội địa và nhập khẩu đã gây áp lực lên cả doanh nghiệp lẫn nhà nông, diện tích vùng nguyên liệu giảm kỷ lục, nhiều nhà máy phải đóng cửa. Có thể nói, năm 2020 mía đường Việt đã chùn chân trước cuộc chơi tự do hoá thương mại.

Quyết định áp thuế chống bán phá giá và triển vọng tươi sáng của ngành mía đường năm 2021

Vụ ép 2020 – 2021 đang diễn ra, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận bù lỗ để mua mía giá cao cho nông dân từ 15 – 20% [KAT6] nhằm giải quyết khó khăn trước mắt. "Đây là động thái động viên và hỗ trợ người trồng tiếp tục gắn bó với cây mía trong bối cảnh khó khăn chung của ngành mía đường" - Ông Lê Tuân, Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Mía đường 333 Đắk Lắk, chia sẻ.

Nhìn lại bức tranh ngành mía đường Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 - Ảnh 3.

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời 48.88% với đường Thái Lan (Hình: thuongtruong.com.vn)


Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp lớn như Nhà máy Đường An Khê còn triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người trồng mía như trợ giá sản xuất hay cho vay vốn đầu tư không lãi suất. Tất cả cũng vì mục đích vực dậy cây mía, tạo thu nhập bền vững để bà con yên tâm phát triển vùng nguyên liệu.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ khi theo kết quả điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan đối với các sản phẩm đường có xuất xứ Thái Lan cho thấy đường tinh luyện và đường thô nhập khẩu từ Thái Lan đã bán phá giá vào Việt Nam ở mức 44,23% và trợ cấp 4,65%, tổng cộng 48,88%. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất mía đường trong nước[MOU8] .

Chính vì vậy, việc Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời 48.88% với đường tinh và 33.88% với đường thô có xuất xứ từ Thái Lan vào ngày 9/2/2021 vừa qua đang được đánh giá là biện pháp "đúng mức - đúng lúc - đúng luật" để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, giúp ngành mía đường nội địa tiếp tục trụ vững và phát triển.

Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện chính sách Nông nghiệp, việc áp mức thuế đúng mức – đúng luật dựa theo kết quả điều tra chống bán phá giá của BCT sẽ vừa giúp các doanh nghiệp và thị trường trong nước có đủ điều kiện vươn lên, vừa tạo được sự cân bằng, hợp lý trong cạnh tranh.

Bên cạnh đó, theo ý kiến của bà Lê Thị Quỳnh Trang, chủ mía lớn ở khu vực miền Trung: biện pháp áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp là biện pháp cần thiết và cấp bách ở thời điểm hiện tại; tuy nhiên, để phát triển bền vững nền nông nghiệp trồng mía và gia tăng sức cạnh tranh thì doanh nghiệp cần chủ động gia tăng nội lực của mình bằng những chiến lược dài hơi. Thứ nhất, liên kết với các hợp tác xã để tạo thành những diện tích lớn, quy hoạch lại đồng ruộng để khai thác tối đa chính sách hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp thông qua HTX. Thứ hai, khai thác tối đa cơ giới hoá sản xuất, những vùng không phù hợp để cơ giới thì vận động bà con chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn để tăng hiệu quả sản xuất. Thứ ba, cần nghiên cứu giống mới, quy trình canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại từng địa phương để tối ưu hoá năng suất, chất lượng. Và cuối cùng, vẫn cần có sự can thiệp của nhà nước với những chính sách mạnh tay hơn với nạn đường lậu để đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp và người dân trong sản xuất mía đường.[MOU9]

Với việc chính thức quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với đường có xuất xứ từ Thái Lan kể từ ngày 9/2/2021 đã mởi ra một triển vọng tươi sáng cho bức tranh ngành mía đường năm 2021. Một tín hiệu lạc quan cho người nông dân và doanh nghiệp mía đường trong những ngày đầu năm mới.

Theo Thu Huyền

Báo Công Thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên