Nhìn lại ngành in 2020: bùng tiền, khách giảm nhưng đầy tiềm năng
COVID đến, hầu như tất cả các ngành nghề kinh doanh đều “chao đảo”. Ngành in cũng không phải là ngoại lệ. Nhu cầu giảm, giá giấy tăng, khách hàng “bùng tiền”,... là những khó khăn lớn của các công ty in ấn.
Ngành in không phải ngành độc lập, cần phụ thuộc vào rất nhiều ngành khác. Nên khi dịch bệnh tới ảnh hưởng rất nhiều tới phần sản xuất cũng như nhu cầu của khách hàng. Thử thách lớn cũng sẽ tạo nên những điều kì tích, ngành in nói chung và các doanh nghiệp in ấn vẫn đứng vững trước "bão tố", cùng đồng lòng vượt qua những khó khăn, tìm ra định hướng mới.
Khó khăn chồng chất với nhu cầu khách hàng giảm, giá giấy tăng
Mặc dù Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt nhưng bên nước ngoài dịch vẫn còn diễn biến rất căng thẳng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó, nhu cầu in ấn cũng sẽ cắt giảm tối đa.
Về phần nguyên liệu, từ trước đến nay Việt Nam chủ yếu nhập hàng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật,... COVID19 khiến nguồn nguyên liệu nhập khẩu khan hiếm hơn nên giá các loại giấy Kraft nhật, Couche, Ivory tăng mạnh. Mà đây lại là các loại giấy phổ biến nhất để tạo nên hầu hết các sản phẩm in ấn ngày nay.
Đối tác bùng tiền, nợ tiền khiến tài chính doanh nghiệp "lao đao"
Thêm một vấn đề gây nhức nhối đối với ngành in năm 2020 đó là nợ tiền, bùng tiền. Anh Phạm Văn Chung (Trưởng phòng Marketing của Nền tảng Thiết kế và In ấn trực tuyến Printgo) chia sẻ về vấn đề bùng tiền, nợ tiền: "Bởi vì thấu hiểu những khó khăn của khách hàng trong mùa COVID19, nên Printgo chỉ yêu cầu đặt cọc 50% trước khi sản xuất. Sau khi giao hàng thành công thì sẽ thanh toán nốt phần còn lại. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã nhận hàng đầy đủ nhưng không chịu thanh toán. Như khách sạn Westlake Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình. Mặc dù nhận hàng xong đã chậm thanh toán, sau nhiều lần đề nghị thì tỏ thái độ không hợp tác và không muốn thanh toán. Số tiền nợ hàng trăm triệu ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính".
Tiền sản xuất đã chi nhưng tiền hàng không thu lại được khiến tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng lớn. Không chỉ Westlake bùng tiền, một số khách hàng nợ tiền hàng, thanh toán chậm cũng khiến vốn doanh nghiệp không thể xoay vòng, đặc biệt với các Start-up như Printgo.
Điểm sáng trong năm với những tín hiệu tích cực
Trong năm nay, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được kí kết mở ra một cơ hội lớn cho ngành in ấn. Hiệp định RCEP với 15 thành viên gồm 10 nước ASEAN cùng 5 nước là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, quy mô gần 27.000 tỷ USD, chiếm 30% tổng GDP toàn cầu. Từ đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn tận dụng cơ hội này để đầu tư tại Việt Nam. Các đối tác lớn của Apple như Luxshare-ICT, Foxconn trong sản xuất tai nghe Airpod, màn hình LCD,... đã đặt nhà máy tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho ngành in trong sản xuất bao bì sản phẩm.
Năng lực sản xuất, in ấn của Việt Nam cũng được tăng lên nhanh chóng. Thay vì nhập hộp cứng từ Trung Quốc hay nước ngoài, năm nay Việt Nam đã có thể tự chủ động sản xuất với quy mô lớn. Điều này đánh dấu bước trưởng thành trong năng lực sản xuất của ngành in Việt.
Cơ hội mở ra trong năm 2021
Khó khăn chỉ là tiền đề để tạo đà phát triển vượt bậc. Tình hình dịch bệnh COVID19 đang dần ổn định lại sau một năm phát triển và bùng nổ giúp kinh tế dần hồi phục. Ngành in cũng sẽ có thêm cơ hội khôi phục và mở rộng sản xuất.
Để có thể thực hiện được điều này, Ngành in cần số hóa dữ liệu doanh nghiệp như: Thông tin đơn hàng, Thông tin khách hàng, Thông tin nguyên vật liệu.. để tối ưu hoá chi phí quản lý doanh nghiệp. Các phần mềm, công cụ hiện đại đặc biệt giúp quản lý quá trình thực hiện đơn hàng, quản lý các khâu khác nhau sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhân sự, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Không chỉ ngành in, áp dụng công nghệ cũng như số hóa sẽ giúp giảm thời gian quản lý, vận hành. Printgo là nền tảng thiết kế và in ấn trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Tiên phong trong việc sử dụng số hóa ngành in, Printgo đã và đang hoàn thiện hệ thống quản lý riêng biệt cho ngành in, giúp nhà in, khách hàng tiết kiệm được thời gian, tăng hiệu suất công việc.
Như vậy, bức tranh tổng quan của ngành in năm 2020 là khó khăn đan xen những cơ hội lớn để phát triển. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của ngành in trong nước cần thực hiện một cuộc cách mạng số hóa ngành in, đầu tư trang thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ để tối ưu hóa các công đoạn sản xuất. Từ đó sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển vượt bậc cho tất cả các doanh nghiệp.
Tham khảo thêm thông tin về Printgo: https://printgo.vn/