MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại những lần Nga - Mỹ "ăn miếng trả miếng" trên "chiến trường" ngoại giao

27-03-2018 - 15:09 PM | Tài chính quốc tế

Việc Mỹ trục xuất 60 quan chức Nga và 30 người khác đến từ các nước châu Âu hôm thứ hai vừa rồi là một hành động đáp trả cho vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga và con gái của ông này, tiếp tục dấy lên "mối thù" của Moscow và Washington.

Về phía Mỹ, những động thái như thế đã có "gốc rễ" từ những hoạt động nội gián giữa Nga và Hoa Kỳ kéo dài kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Đây là một trong số những vụ việc trục xuất tai tiếng nhất của Mỹ và Nga trong những năm gần đây:

Tháng 7 năm 2017: Trì hoãn hành động trả đũa

Để đáp trả lại hành động trừng phạt của Mỹ, việc trục xuất 35 quan chức Nga vào tuần cuối cùng của chính quyền Obama, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin yêu cầu phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ phải giảm số lượng nhân viên xuống còn 755 người. Nhưng sau đó Nga lại trì hoãn hành động trả đũa với hy vọng có thể cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Mỹ đã trục xuất 35 quan chức Nga, đây là con số lớn nhất kể từ sự việc năm 2001, để trả đũa cho việc Mỹ cáo buộc Nga đã gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống.

Tháng 6 năm 2016: Vụ ẩu đả trước Đại sứ quán

Mỹ đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ việc một nhà ngoại giao Mỹ bị tấn công bởi một cảnh vệ Nga bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Moscow.

Truyền hình Nga sau đó đã đăng tải một đoạn video ngắn về vụ ẩu đả và cho biết người đàn ông Mỹ này là đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ, người này đã từ chối việc kiểm tra danh tính trước khi vào bên trong Đại sứ quán. Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu rằng đây là một "nhà ngoại giao rất được tín nhiệm" và bị chính quyền Nga tấn công bởi cho rằng đây là hành động quấy rối nhân sự từ phía Mỹ.

2013: Nga trục xuất điệp viên CIA

Tháng 5 năm 2013, chính phủ Nga đã yêu cầu một viên chức Đại sứ quán Mỹ, có tên Ryan C.Fogle, phải lập tức rời khỏi nước này. Trước khi bị trục xuất, người này đã bị bắt giữ vì mang trên người các vật dụng giả trang gồm 2 bộ tóc giả (màu vàng và màu nâu), một tấm bản đồ Moscow, 130 nghìn USD tiền mặt và một lá thư có nội dung "1 triệu USD mỗi năm nếu chịu hợp tác lâu dài."

Nhìn lại những lần Nga - Mỹ ăn miếng trả miếng trên chiến trường ngoại giao - Ảnh 1.

2010: "Tế bào điệp viên ngủ yên"

Năm 2010, 10 người Nga bị cáo buộc là thành viên của nhóm "tế bào điệp viên ngủ yên", đã bị trục xuất sau khi nhận tội tại Toà án Liên Bang ở Mahattan (Mỹ). Sau đó, phía Nga đã đổi 4 điệp viên Mỹ bị Nga giam giữ lấy 10 điệp viên của Nga vừa bị tòa án Mỹ kết tội gián điệp.

Vụ việc này thường được so sánh như một kịch bản của tiểu thuyết gián điệp, bởi bằng chứng có cả những bức thư được viết bằng mực vô hình, số tiền mặt bị giấu dưới lòng đất và một người phụ nữ tóc đỏ cùng những "chiến tích" tình trường và những bức ảnh chụp mẫu cho tờ báo lá cải.

2001: Đặc vụ FBI phản gián

Tháng 3 năm 2001, Mỹ đã trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga bởi cáo buộc liên quan tới Rober P. Hassen, một đặc vụ có nhiều năm làm việc ở bộ phận phản gián của FBI, đã làm gián điệp cho Nga trong hơn 15 năm.

Nhìn lại những lần Nga - Mỹ ăn miếng trả miếng trên chiến trường ngoại giao - Ảnh 2.

Giới chức Mỹ cho biết Hassen đã được trả hàng trăm nghìn USD sau khi ông này tình nguyện sang Nga làm gián điệp, sau đó lại đổ lỗi cho Điện Kremlin vì đã không tố giác y. Để đáp trả, các quan chức Nga đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao Mỹ.

1994: Quan hệ Nga – Mỹ bớt căng thẳng

Ngay sau vụ bắt giữ Aldrich H.Ames, nhà phân tích phản gián của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ, các quan chức Mỹ đã trục xuất một nhà ngoại giao cấp cao người Nga có tên Aleksandr Lyskenko, người được cho là viên chức cấp cao của Cục tình báo nước ngoài Nga. Theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Lyskenko "đóng vai trò quan trọng" trong những hoạt động nội gián của Ames.

Tuy vụ việc của Ames đã gây thiệt hại gần như nhiều nhất cho tình báo Mỹ kể từ Thế chiến Hai và Nga cũng đã hành quyết những người mà ông này phản bội, nhưng phản ứng từ phía Washington lại ít căng thẳng hơn so với thời Xô Viết. Nhiều năm sau sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết, chính quyền Cliton cũng có những động thái tích cực để phát triển và cải cách mốii quan hệ hữu nghị, ủng hộ chính phủ mới của Tổng thống Boris N. Yeltsin. Tháng 2 năm 1994, trước khi bị yêu cầu trục xuất, phía Mỹ cũng đồng ý cho Aleksandr Lyskenko được trở về nước.

1986: Trục xuất hàng loạt

55 nhà ngoại giao Xô Viêt đã bị Tổng thống Ronald Reagan trục xuất vào tháng 11 năm 1986 nhằm nỗ lực ngăn chặn các hoạt động gián điệp. Chính quyền ở Moscow cũng yêu cầu 260 nhân viên Xô Viết làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ nghỉ việc.

Đây là con số các nhà ngoại giao bị Mỹ trục xuất lớn nhất trong lịch sử. Xung đột đã nảy sinh sau khi một nhân viên Xô Viết làm việc tại Liên Hiệp Quốc, Gennadi F. Zakharov, bị bắt giữ với tội danh gián điệp. Phía Nga đã đáp trả bằng việc bắt giữ Nicholas S. Daniloff, phóng viên của tờ U.S News & World Report với cùng tội danh. Daniloff đã được trả tự do sau đó 2 tuần.

Hương Giang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên