Nhìn ngôi nhà kỳ lạ do học sinh vẽ, cô giáo giật mình vội khuyên phụ huynh đưa con đi khám
Cha mẹ cần chú ý đến những thay đổi về hành vi, cảm xúc của con.
- 03-08-2023Bất ngờ tìm thấy báu vật khi phá dỡ ngôi nhà cổ
- 29-07-2023Không thích phố thị ồn ào, cặp đôi mua nơi có ngôi nhà tồi tàn bị bỏ hoang 50 năm để cải tạo: Thành quả cuối cùng khiến ai cũng phải trầm trồ
- 20-07-2023Dốc hết tiền tiết kiệm sau 30 năm, người đàn ông 43 tuổi chi tiền tỷ để làm ngôi nhà hình máy bay độc đáo có 1-0-2
Nhiều đứa trẻ vì tuổi còn quá nhỏ nên chưa biết cách diễn đạt cảm xúc, tâm trạng của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ dùng các phương thức khác để biểu đạt tâm trạng, chẳng hạn như vẽ tranh. Chính vì vậy khi nhìn thấy các bức tranh con vẽ, cha mẹ đừng vội bỏ qua mà hãy chú ý thật kỹ.
Một câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc đã khiến nhiều bậc cha mẹ phải suy nghĩ. Theo đó, một bà mẹ có con gái chuẩn bị đi học tiểu học. Trước khi vào năm học mới, chị đăng ký cho con tham gia một lớp nghệ thuật dành cho trẻ em.
Tuy nhiên trong tiết học mỹ thuật thứ ba, cô giáo đã khuyên chị tốt nhất nên đưa con đi khám bác sĩ. Thấy vậy, người mẹ vội hỏi có chuyện gì đã xảy ra. Cô giáo liền lấy bức tranh đứa trẻ vẽ trong lớp ra cho người mẹ xem. Trong bức tranh là đứa trẻ đứng cùng bố, bên cạnh một ngôi nhà, giữa là hai cái cây.
"Không có cô trong tranh, dạo này cô có đánh mắng con không?”, câu nói của cô giáo khiến người mẹ giật mình. Tuy nhiên chị lập tức phủ nhận và cho biết con gái rất nghe lời mình. Tuy nhiên, chị vẫn lo lắng, về nhà suy nghĩ không thôi. Hôm sau, chị đưa con đi khám tâm lý.
Tại đây, bác sĩ đã phân tích bức tranh: "Hãy nhìn những chiếc lá, hòn đá và bãi cỏ trong bức tranh, tất cả đều được tạo thành từ những đường nét lộn xộn. Cửa bên hông của ngôi nhà đang mở, phía trước đang đóng, còn cửa sổ mở. Không hề có người mẹ trong bức tranh.
Điều này có nghĩa là gần đây đứa trẻ đã phải chịu rất nhiều áp lực tâm lý, muốn trốn khỏi ngôi nhà này và tránh xa mẹ, không còn sẵn sàng tin tưởng vào gia đình".
Sau khi nghe bác sĩ tâm lý chia sẻ, người mẹ thú nhận, kể từ khi con đi học mẫu giáo, chị không cho con chơi trò chơi nào mà thường xuyên giục con đọc sách, học bài. Thời gian biểu của con quả thật khác hẳn với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Nếu như không có cô giáo phát hiện ra sự việc và bác sĩ tâm lý phân tích thì có lẽ người mẹ đã tiếp tục tạo áp lực cho con.
Qua câu chuyện của hai mẹ con này, các chuyên gia tâm lý đã đưa ra lời khuyên đến các bậc cha mẹ. Đó là cần phải chú ý nhiều hơn đến những thay đổi cảm xúc và hành vi của con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý đến những thay đổi ở cuộc sống xã hội của con. Nếu con đang chơi với một người bạn mà đột nhiên không chơi nữa thì cha mẹ cũng phải để ý và hỏi han cặn kẽ, giúp con phân tích, giải quyết vấn đề.
Nhìn chung, cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian chú ý đến con. Đừng để con trẻ xảy ra chuyện rồi mới hối hận thì đã quá muộn!
Phụ nữ Việt Nam