Nhìn vào lịch sử, năm Dậu cực tươi sáng cho chứng khoán
Âm lịch vốn dĩ không gây tác động tới thị trường chứng khoán dù ở châu Á hay ở Mỹ. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử, có thể nhận thấy năm Dậu theo âm lịch là năm rất tốt cho thị trường chứng khoán.
- 28-01-2017Biểu tượng con gà trong văn hóa thế giới
- 28-01-2017Thế giới tưng bừng chào đón năm con gà 2017
- 10-06-2016Bill Gates dạy cách làm giàu với 2 USD và ... một con gà
Năm Dậu ở châu Á
Theo âm lịch, mỗi năm lần lượt ứng với một cung Hoàng đạo và lặp đi lặp lại theo chu kỳ 12 năm một lần. Theo quan niệm của người Việt Nam, 12 con giáp ứng với 12 cung Hoàng đạo lần lượt là Tí (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tị (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó) và Hợi (lợn). Người Trung Quốc cũng có quan niệm tương tự nhưng con thỏ và con cừu lần lượt thay thế cho con mèo và con dê trong quan niệm của người Việt Nam.
Trở lại với thị trường chứng khoán, có nhiều bằng chứng cho thấy năm Dậu là năm tốt với các chỉ số trên sàn giao dịch. Năm 1993 được coi là năm tuyệt vời với thị trường châu Á, với chỉ số chỉ số MSCI châu Á trừ Nhật Bản tăng trưởng tới 75%. Đây cũng là năm đánh dấu sự "phát hiện" về các thị trường mới nổi ở châu Á.
Chỉ số MSCI châu Á trừ Nhật Bản là thước đo tin cậy, phản ánh hiệu quả hoạt động của các thị trường châu Á lớn, ngoại trừ Nhật Bản. Nó chính thức ra đời năm 1988 do đó đến nay mới chỉ có 2 năm Dậu. Tuy nhiên, nếu so sánh năm Dậu với những năm khác, dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng tốt. Trong những năm qua, năm Dậu có mức tăng trưởng trung bình là 52%, cao hơn 19% so với năm đứng thứ 2 là năm Mão.
Năm Dậu với thị trường Mỹ
Tết âm lịch là một trong những ngày lễ phổ biến nhất trên thế giới nhưng với người Mỹ, đây vẫn chỉ là sự kiện nhỏ, xếp sau Lễ Giáng sinh, Halloween và một loạt ngày lễ truyền thống khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy chỉ số S&P 500 cũng tăng mạnh trong những năm Dậu. Theo đó, mức tăng trưởng trung bình của S&P 500 trong năm Dậu là 14%/năm.
Rõ ràng, ở thị trường Mỹ, năm con gà không giữ được vị trí dẫn đầu như ở thị trường châu Á về mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, S&P 500 có lịch sử lâu đời hơn so với MSCI châu Á trừ Nhật Bản nên số liệu thống kê được thu thập từ năm 1928, tương đương 8 chu kỳ cung Hoàng đạo. Giai đoạn này cũng có những năm thăng trầm được ghi vào lịch sử loài người, chẳng hạn như cuộc Thế chiến thứ II và những năm Chiến tranh Lạnh.
Không có cơ sở khoa học rõ ràng cho việc năm Dậu và sự thuận lợi của thị trường chứng khoán nhưng lịch sử ủng hộ điều đó.