NHNN cần quản lý nguồn cung tiền một cách thận trọng
Đó là kiến nghị của Nhóm công tác ngân hàng tại VBF 2016. Nhóm còn khuyến cáo các ngân hàng không nên thiếu thận trọng trong việc tăng tín dụng bất động sản.
- 01-12-2016Moody's: Tốc độ huy động vốn của ngân hàng Việt không theo kịp tăng trưởng tín dụng
- 14-11-2016Nguy cơ rút tiền mặt thẻ tín dụng
Theo báo cáo của Nhóm công tác ngân hàng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 (VBF 2016) cho biết, GPD của Việt Nam 9 tháng năm 2016 ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%, và quý III ước đạt 6,4%). Xu hướng này cho thấy nền kinh tế của Việt nam đã vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Mặt khác, chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng từ mức 52,2 điểm của tháng trước lên 52,9 điểm trong tháng 9 và đây là mức cao nhất của thời kỳ một năm rưỡi trở lại đây. Số lượng các đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ mười liên tiếp kể từ tháng 12/2015 và tốc độ tăng trong tháng 9 là nhanh hơn so với tháng 8. Số liệu này cho thấy sự cải thiện trong hoạt động sản xuất có thể được duy trì trong thời gian còn lại của năm 2016. Ảnh hưởng dai dẳng từ hiệu ứng El Nino có thể sẽ tiếp tục đè nặng lên sản lượng nông nghiệp, nhưng chúng tôi hy vọng đầu ra vững chắc của ngành sản xuất và dịch vụ sẽ giúp tăng GDP trong những tháng cuối năm 2016.
FDI tiếp tục là một trong những động lực chính cho sự phát triển của Việt Nam. Với sự ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp, môi trường vĩ mô ổn định và việc ký kết một số hiệp định thương mại song phương, chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục chuyển cơ sở sản xuất của họ từ các thị trường Châu Á khác sang Việt Nam. Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp FDI coi Việt Nam không chỉ là một thị trường tiêu thụ mà còn là một trung tâm sản xuất lớn cho khu vực. Các doanh nghiệp đó muốn tận dụng những hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước khác để xuất khẩu sang những nước đó với mức thuế suất thấp hơn. Việc lựa chọn nguồn FDI phù hợp và cân nhắc những ảnh hưởng đến môi trường ngày càng trở nên quan trọng hơn cho đất nước.
Ngân hàng nhà nước (“NHNN”) luôn kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kiềm chế lạm phát thông qua các giải pháp chính sách tiền tệ, lãi suất, điều hành thanh khoản. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã đưa ra các tín hiệu về việc giảm lãi suất cho vay, ban hành Thông tư 07 để tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với các nhà xuất khẩu cần phải trả các chi phí tại thị trường trong nước và ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 36 – tăng hệ số tài sản có rủi ro cho các khoản vay bất động sản với tốc độ chậm hơn và giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Những chính sách đó của NHNN chắc chắn sẽ giúp kích thích nền kinh tế và giúp đất nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7%.
Tuy nhiên, Nhóm công tác kiến nghị NHNN quản lý nguồn cung tiền một cách thận trọng. Trong những năm gần đây đã có một lượng lớn các khoản tín dụng được cấp cho các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng. Nguồn tín dụng này đã giúp hồi phục thị trường bất động sản và giúp nhiều ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Nhưng Nhóm công tác ngân hàng khuyến cáo các ngân hàng không nên thiếu thận trọng trong việc tăng tín dụng bất động sản.