Nhờ bài học tài chính của cha, 9X tiết kiệm số tiền đủ sống trong 6 tháng mà không cần đi làm
Cách quản lý chi tiêu này đã giúp Aleenah Ansari có trải nghiệm nghỉ dưỡng trong khách sạn cao cấp.
- 22-09-2022Tỷ phú bất đắc dĩ 'tức giận' vì lọt top người giàu, chỉ muốn cho đi hết cả cơ nghiệp
- 22-09-2022Người thừa kế của đế chế cá hồi Na Uy: 19 tuổi được tặng cả khối tài sản khổng lồ, không hổ "con tỷ phú lại làm tỷ phú"
- 21-09-20224 quy tắc vàng trong quản lý tiền bạc
Năm 13 tuổi, cây viết Aleenah Ansari của Business Insider được cha đưa đến ngân hàng, thực hiện cột mốc tài chính: Mở tài khoản và nhận thẻ ghi nợ. Trong ví cô lúc đó có tổng cộng 100 USD, chủ yếu là các tờ tiền lẻ cô tích lũy nhờ việc trông trẻ và tiền tiêu vặt.
Là thiếu nữ tuổi teen khi đó, Aleenah Ansari chỉ muốn tiêu hết số tiền ấy vào sơn móng tay, sữa chua đông lạnh và sách. Tuy nhiên, chính lời khuyên tài chính của cha Aleenah Ansari đã giúp cô luôn tỉnh táo trước những "cám dỗ" tiêu tiền.
Bài học quản lý tài chính: Luôn tiết kiệm 10%
Aleenah Ansari thừa nhận cha là hình mẫu tài chính cô theo đuổi. Ông có công việc với mức lương ổn định, nhưng luôn sống dè sẻn trong chi tiêu. Ông không bao giờ quan tâm đến việc mua xế hộp đắt tiền hay ở trong khách sạn sang trọng.
Thay vào đó, cha của Aleenah lắp đặt những tấm pin mặt trời ở nhà, lái xe hybrid và cam kết tiết kiệm thu nhập của mình.
Từ khi Aleenah còn nhỏ, ông luôn dạy con gái phải tiết kiệm 10% tiền lương hay bất cứ khoản tiền nào cô nhận được, cho dù là 50 USD hay 500 USD. Aleenah đã thực hiện lời khuyên của cha và tiết tiệm hết mức có thể. Chẳng hạn, Aleenah hạn chế ra ngoài ăn mà dùng bữa ở nhà, mua quần áo khi có đợt giảm giá mạnh.
Đến khi học đại học, Aleenah dành cả sáng và đêm để làm thêm các công việc như gia sư dạy viết văn hay làm báo… Nhờ cố gắng tối đa giờ làm việc, Aleenah có thu nhập gần bằng mức lương tối thiểu. Ngoài ra, cô thường sống chung với 3-5 người khác để giảm chi phí thuê nhà, nhưng cô vẫn dành ít nhất 60% thu nhập cho tiền thuê nhà ở Seattle.
Ngay cả thời điểm này, lời khuyên tài chính của cha vẫn luôn văng vẳng bên tai Aleenah. Cô vẫn duy trì thói quen tiết kiệm và luôn trích 10% thu nhập gửi vào tài khoản riêng để tránh "cám dỗ" chi tiêu.
Trong năm cuối đại học, Aleenah xin thực tập tại một công ty công nghệ lớn. Trong những ngày chờ nhà tuyển dụng liên lạc lại, Aleenah quá lo lắng đến mức không dám xem cô sẽ được trả bao nhiêu với tư cách thực tập sinh. Tất cả Aleenah có là kỳ thực tập không lương ở công ty khác và vài trăm USD kiếm được nhờ việc viết báo, gần như không đủ để trả tiền thuê nhà ở Seattle.
Cơ hội làm thực tập sinh đã giúp Aleenah kiếm được số tiền nhiều gấp 7 lần so với những công việc cô làm khi còn là sinh viên. Aleenah có thể mua thứ cô muốn và làm điều cô thích. Nhưng Aleenah vẫn không quên chuyển ngay 10% tiền lương vào tài khoản tiết kiệm. Kết thúc thời gian thực tập, Aleenah đã tiết kiệm được 70% từ những gì cô kiếm được.
Quỹ khẩn cấp giúp trang trải cuộc sống trong 6 tháng
Số tiền Aleenah có được từ việc tiết kiệm 10% thu nhập đã trở thành quỹ khẩn cấp, đủ để giúp cô trang trải cuộc sống lên đến 6 tháng, nếu chẳng may thất nghiệp. Khi lập kế hoạch thu chi rõ ràng, Aleenah có thể tối đa hóa các khoản tiền phù hợp với nhu cầu sống.
Ngoài khoản tiết kiệm, Aleenah còn dành thêm 10% nữa cho các chuyến du lịch và tiêu tiền vào khách sạn cao cấp, mừng đám cưới bạn bè mà không cần lo lắng. "Tiền không mua được hạnh phúc cho tôi, nhưng tiền giúp tôi yên tâm và có khả năng chi tiêu theo đúng giá trị của mình", Aleenah chia sẻ.
Hiện, cô gái 25 tuổi này là giám đốc tiếp thị sản phẩm tại Microsoft. Cô hỗ trợ việc áp dụng Microsoft Edge và Microsoft Search trong lớp học. Ngoài việc chính, Aleenah còn phát triển một số công việc khác như diễn giả, cây viết tự do cho các ấn phẩm như The Seattle Times, Business Insider, CNBC…
"Khoản 10% hàng tháng đó giúp tôi tiết kiệm cho tương lai và đạt các mục tiêu tài chính. Điều hữu ích đối với tôi là tìm ra cách tiết kiệm bền vững phù hợp với lối sống, mục tiêu và thói quen chi tiêu. Khi thu nhập và giá trị thay đổi, tôi cũng điều chỉnh mức tiết kiệm của mình".
Theo Business Insider
Trí thức trẻ