Nhờ một sáng kiến trong đại dịch, các nhà hàng Việt tại Mỹ càng hút thêm nhiều khách
Paul Pham - chủ nhà hàng Hughie's - cho rằng hình thức drive-through, kết hợp giữa đồ ăn nhanh và văn hóa xe hơi của Mỹ, là một biện pháp áp dụng thành công với các món ăn Việt.
- 13-06-2022Giá xăng chưa thực sự lập đỉnh?
- 13-06-2022Một mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất, nhì thế giới sắp tăng giá mạnh
- 13-06-2022Vượt Mỹ, Trung Quốc công bố bản đồ Mặt Trăng với tỷ lệ không ngờ: Chi tiết chưa từng thấy!
Sự kết hợp giữa fast food với văn hóa xe hơi của Mỹ
Nhà hàng Hughie’s trên Phố 18th West là một trong số rất nhiều nhà hàng Việt ở Houston, Mỹ.
Vào tháng 3 năm 2020 để đối phó với tình trạng hạn chế tiếp xúc do đại dịch, nhà hàng đã mở dịch vụ drive-through (khách hàng lái xe đi qua, mua hàng qua một ô cửa sổ nhỏ mà không cần ra khỏi xe).
Hình thức drive-through, xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, chủ yếu phục vụ các loại thực phẩm như bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên. Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh bán đồ ăn Mỹ gốc Mexico, như Taco Bell và Taco Cabana, cũng đã áp dụng rộng rãi hình thức này.
Hình thức này lại càng được áp dụng nhiều hơn trong thời kỳ đầu của đại dịch, khi nhiều nhà hàng áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc.
Nhiều nhà hàng Việt tại Mỹ đã sử dụng hình thức mua hàng drive-through để thu hút thêm nhiều khách hàng. Ảnh: NYT.
Trong tầm nhìn của Paul Pham, chủ nhà hàng, hình thức drive-through, phương pháp bán hàng sáng tạo kinh điển kết hợp ngành kinh doanh thức ăn nhanh với văn hóa xe hơi của Mỹ - cũng là một biện pháp tiềm năng để áp dụng thành công với các món ăn Việt.
Ông tin rằng sự quen thuộc ngày càng tăng của người Mỹ đối với ẩm thực Việt sẽ khiến nó trở thành món ăn lý tưởng cho thế hệ tiếp theo của các nhà hàng drive-through.
Trong những năm gần đây, một số nhà hàng Việt Nam với ý tưởng tương tự đã mở tại Houston, bao gồm Oui Banh Mi, Saigon Hustle và Kim’s Pho & Grill. Ngoài Texas, có Simply Vietnam ở Santa Rosa, California; Mi-Sant Banh Mi ở Brooklyn, Minn; và To Me Vietnamese Sub tại Calgary, Alberta.
Tất cả các nhà hàng này đều có khách đến ăn và các chủ sở hữu đang cố gắng thu hút lượng lớn khách hàng yêu thích món ăn Việt hơn nữa bằng cách kết hợp với sự tiện lợi của Mỹ.
Thêm cơ hội trải nghiệm ẩm thực Việt
Người Mỹ gốc Việt chiếm khoảng 2,1 triệu người, theo cuộc điều tra dân số năm 2020. Nhiều thành phố ở Bắc Mỹ, bao gồm Philadelphia, Washington và San Jose, California, các nhà hàng Việt Nam mở ra ngày càng nhiều. Nhưng bằng cách áp dụng các phương thức drive-through, các chủ nhà hàng hy vọng sẽ tiếp cận thêm được một lượng lớn khách hàng ngoài đối tượng người Mỹ gốc Việt.
Đối với nhiều thực khách không phải là người Việt Nam, một chuyến đi đến Khu Phố Tàu để thưởng thức món ăn Việt Nam có thể là một thách thức, vì thực đơn có thể không viết bằng tiếng Anh, trong khi các nhà hàng kết hợp món ăn Việt Nam cao cấp có thể sẽ không rẻ, cô Ghaffar, 40 tuổi cho biết.
"Việc sử dụng hình thức drive-through mang đến cho nhiều người cơ hội trải nghiệm ẩm thực Việt Nam nhiều hơn", Ghaffar nói.
Nhà hàng Mi-Sant Banh Mi bán bánh mì Việt Nam cùng món bánh sừng bò. Ảnh: NYT.
Kenny To và Hien Nguyen đã mở nhà hàng To Me Vietnamese Sub vào tháng 10/2020 tại Calgary.
"Mỗi sáng tôi mua cafe bằng cách drive-through ở Tim Hortons. Điều đó rất thuận tiện cho tôi, cho cuộc sống hàng ngày của tôi. Và tôi nghĩ, tại sao không áp dụng cho nhà hàng Việt Nam?", ông To, 60 tuổi, nói.
Ông To cho biết, các món ăn Việt Nam như bánh mì và chả giò đều có thể mang đi và dễ đóng gói, vì vậy chúng rất phù hợp với định dạng drive-through.
Còn đối với Paul Pham, việc mô phỏng Hughie’s theo tên các nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ không chỉ là một cách để thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn phản ánh quá trình lớn lên của ông ở Houston.
"Thực đơn, và cách kết hợp hai thế giới khác biệt lại với nhau, khiến tôi thấy mình trong đó", ông nói.
Trí Thức Trẻ