Nhóm cổ phiếu Xây dựng "bay hơi" hàng chục phần trăm trước đà tăng phi mã của giá thép
Phản ứng tức thì với đà tăng của giá thép, nhóm cổ phiếu này lao dốc mạnh sau đà tăng ấn tượng vào nửa cuối năm 2021.
- 09-03-2022Sau đà tăng "nóng" của nhóm cổ phiếu hàng hoá, cơ hội cho nhóm ngành nào tiếp theo?
- 09-03-20224 nguyên tắc cơ bản giúp bạn chiến thắng trên thị trường chứng khoán đầy biến động 2022
Cổ phiếu ngành xây dựng đổ đèo
Căng thẳng địa chính trị gián tiếp đẩy giá hàng hoá tăng như vũ bão, cổ phiếu liên quan cũng vì thế mà đua nhau tăng vọt, nhiều mã lập đỉnh mới. Trái ngược hoàn toàn với đà bứt tốc trên, nhóm cổ phiếu xây dựng lại tỏ ra hụt hơi khi thị giá liên tục lao dốc trong thời gần đây.
Dẫn đầu danh sách giảm là cổ phiếu FCN của Công ty Cổ phần Fecon khi "bay màu" 27% giá trị kể từ đầu năm 2022. Sau đà tăng phi mã và lập đỉnh lịch sử vào hồi tháng 1, cổ phiếu này đã quay đầu giảm mạnh xuống mức 23.650 đồng/cp chốt phiên 9/3.
Tương tự, cổ phiếu "ông lớn" trong ngành xây dựng Tập đoàn Hoà Bình (mã HBC) cũng ghi nhận đà lao dốc mạnh xuống mốc 26.000 đồng/cp vào phiên 9/3, tương đương mức giảm 25% so với mức giá hồi đầu tháng 1/2022.
Trước khi bước vào nhịp điều chỉnh như hiện tại, cổ phiếu HBC từng nổi sóng với đà tăng phi mã trước làn sóng đầu tư công. Trước đó, mã này từng tăng gấp đôi chỉ sau 3 tháng và lập đỉnh lịch sử tại mốc 34.500 đồng/cp vào ngày 7/1.
Cũng giống HBC, cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons từng có thời gian "nổi sóng" với mức tăng 66% chỉ trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên sau thời gian tăng sốc thì hiện tại mã này đã giảm khá sâu 24% giá trị từ vùng giá hơn 113.600 đồng/cp về mức giá 85.800 đồng/cp như hiện tại.
Không thoát khỏi cảnh ảm đạm, một số cổ phiếu khác trong ngành xây dựng cũng ghi nhận mức độ sụt giảm tương đối lớn trong thời gian gần đây như cổ phiếu PHC củaCông ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (-23%) hay HTN của Hưng Thịnh Icons (-14%) …
"Thấm đòn" bởi đà tăng mạnh của giá thép
Bên cạnh lực đẩy từ đầu tư công, sự bứt tốc của nhóm cổ phiếu xây dựng trong nửa cuối năm 2021 được cho là đến từ việc giá thép hạ nhiệt. Do đó, việc giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép quay đầu tăng mạnh trong thời gian gần đây đã tạo áp lực lớn khiến nhóm cổ phiếu này lao dốc.
Giá thép trong nước cũng bắt đầu tăng từ sau Tết Nguyên đán và đến nay chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt. Báo cáo cập nhật của một số công ty thép dự báo, giá bán thép và giá thành sản xuất thép sẽ tiếp tục tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao.
Đơn cử, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thông báo mỗi tấn thép cuộn CB240 tăng thêm 250.000 - 300.000 đồng/tấn so với cuối tháng 1/2022, lên mức trên 18 triệu đồng/tấn tùy loại.
Một số loại thép của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng thêm 600.000 - 800.000 đồng/tấn so với cuối tháng 1, cụ thể là thép loại D10 có giá bán phổ biến ở mức 17,93 triệu đồng/tấn, thép D12 tăng lên 17,78 triệu đồng/tấn. Tương tự, Thép Việt Đức hay Thép Vinausteel đã điều chỉnh giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2/2022.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc giá nguyên liệu đầu vào từ quặng sắt, than cốc, đến thép phế liệu… cùng tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi thép bật tăng. Việc giá than mỡ luyện cốc tăng cũng góp phần đẩy tăng chi phí sản xuất thép.
Đồng thời, theo VSA việc bùng phát xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina đã khiến giá dầu thô tăng vọt, đây vốn là nguyên liệu chính phục vụ luyện than cốc, từ đó gián tiếp tác động tới giá thép.
Không chỉ có giá thép tăng, các loại vật liệu khác như cát, xi măng… cũng đồng loạt tăng. Ghi nhận tại thị trường vật liệu xây dựng tại TP.HCM những ngày qua, hầu hết các cửa hàng đều báo giá vật tư ở mức rất cao, như cát san lấp hơn 200.000 đồng/m3, cát xây tô 400.000 - 450.000 đồng/m3; gạch ống từ 1.200 - 1.300 đồng/viên; giá xi măng hơn 90.000 đồng/bao..., cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ, giá cổ phiếu ngành xây dựng phản ánh mạnh với đà giảm của giá vật liệu bởi giá VLXD thường chiếm 45% tổng chi phí thi công công trình, chủ yếu là thép và xi măng. Theo đó, các nhà thầu xây dựng đều đang phải ứng tiền trước mua thép để đảm bảo thời gian thi công dự án. Việc giá thép cũng như vật liệu xây dựng tăng cao khiến nhà đầu tư lo ngại biên lợi nhuận gộp của nhóm này sẽ suy giảm do gánh nặng chi phí.
Vẫn còn cơ hội trong dài hạn
Nhìn về dài hạn, Chứng khoán BSC cho rằng cổ phiếu ngành xây dựng trong năm 2022 vẫn "sáng cửa" nhờ lực kéo từ đầu tư công. Theo đó, BSC tin rằng ngành xây dựng sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào (1) nguồn cung BĐS phục hồi sau Covid-19 do các dự án không thể triển khai trong năm 2020-2021, (2) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng mảng BĐS thương mại và xây dựng dân dụng phục hồi như giai đoạn 2014-2015.
Bên cạnh đó, đội ngũ phân tích cũng đánh giá mức nền thấp năm 2021 sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng tích cực của doanh nghiệp xâu dựng trong năm 2022. Giá trị backlog cao của các công ty xây dựng sẽ phụ thuộc vào giá trị HĐ ký mới trong năm 2021 phục hồi, dịch bệnh trong năm 2021 làm gián đoạn đến công tác thi công xây dựng và phần lớn công việc/giá trị HĐ được đẩy sang năm 2022. BSC cũng lưu ý rằng giá trị backlog đột biến hiện tại phần nhiều đến từ việc các dự án BĐS bị dồn lại trong hai năm 2020-2021. Do đó, tiến độ ký kết các hợp đồng mới vẫn cần được tiếp tục theo dõi thêm bên cạnh tình hình triển khai các dự án