Nhóm doanh nghiệp liên quan đại gia bất động sản phía Nam 'có tên' trong danh sách chậm đóng bảo hiểm
Nhiều doanh nghiệp liên quan đến CTG bị "nhắc tên" trong danh sách chậm đóng BHXH từ 3 tháng của BHXH TP.HCM.
- 03-01-2024CT Group đề xuất thực hiện đường sắt TP HCM - Cần Thơ với 9,9 tỉ USD
- 14-10-2022Bộ Xây Dựng vinh danh CT Group vì nỗ lực phát triển Công trình Xanh
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM mới đây đã công bố danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên (số liệu tính đến hết 31/12/2023, cập nhật UNC đến hết ngày 10/1/2024).
Theo danh sách này, TP.HCM có 15.289 doanh nghiệp đang chậm đóng bảo hiểm từ 3 tháng trở lên với số tiền nợ từ hơn 2 triệu đồng đến hơn 39 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong danh sách này của BHXH TP.HCM, nhiều doanh nghiệp trong "nhóm" CTG cũng bị "điểm tên" vì nợ bảo hiểm.
Đầu tiên phải kể đến Công ty CP Tập đoàn CTG, doanh nghiệp này chậm đóng 7 tháng với số tiền chậm đóng là hơn 208 triệu đồng.
Một thành viên khác trong nhóm CTG là Công ty CP CTM cũng bị "nhắc tên" vì chậm đóng bảo hiểm 9 tháng, với số tiền lên tới hơn 8 tỷ đồng.
Được biết, doanh nghiệp này thành lập vào tháng 2/2023, ngành nghề kinh doanh chính là Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Thời điểm thành lập, vốn điều lệ của CTM ở mức 20 tỷ đồng, trong đó, CTG góp 19,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 98%; 2% còn lại chia đều cho 2 cổ đông cá nhân.
Một doanh nghiệp khác trong "nhóm" CTG có tên trong danh sách chậm đóng BHXH tính đến ngày 31/12/2023 của BHXH TP.HCM là Công ty cổ phần Việt Nam G&C. Doanh nghiệp này có số tháng chậm đóng là 18 tháng, số tiền chậm đóng là gần 477 triệu đồng.
Theo giới thiệu trên website, G&C được thành lập vào năm 2018, là thành viên của tập đoàn CTG nhằm phát triển dự án về công nghệ tế bào.
Công Ty Cổ Phần BG cũng bị BHXH TP.HCM "nhắc tên" với 10 tháng chậm đóng và số tiền chậm đóng là hơn 376 triệu đồng.
Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 5/2020 với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, do 3 cổ đông cá nhân góp vốn.
CTG từng giới thiệu, BC là siêu thị cao cấp chuyên sản phẩm hữu cơ sạch, sử dụng công nghệ mới, đảm bảo chất lượng cao.
Quay trở lại với CTC, doanh nghiệp này được thành lập năm 1992, hoạt động đa ngành gồm bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đầu tư tài chính, công nghệ, du lịch sinh thái.
CTG được biết đến là "ông lớn" trong mảng bất động sản khi sở hữu quỹ đất "khủng" tại các khu vực đắc địa của TP.HCM và các tỉnh thành giáp ranh như: Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu…
Mới đây, hồi đầu tháng 1/2024, CTG đề xuất với Chính phủ về việc đầu tư vào Dự án xây dựng tuyến đường sắt kép từ TP.HCM đến Cần Thơ (đi qua 6 tỉnh và thành phố, bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ).
Cụ thể, CTG đề xuất tuyến đường sắt này sẽ là tuyến đường đôi, dài 174km, khổ đường 1.435 mm, điện hóa, với 12 ga tàu phục vụ cả hành khách và hàng hóa.
CTG dự kiến bắt tay với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc, Tập đoàn Xây dựng điện Trung Quốc hình thành liên doanh đầu tư để nhận gói hỗ trợ tài chính cho dự án.
Tổng mức đầu tư dự kiến 9,98 tỷ USD (hơn 227.000 tỷ đồng), trong đó liên danh góp vốn tỷ lệ 85%, Nhà nước khoảng 15%.
An ninh tiền tệ