Nhóm nước giàu nhất thế giới muốn đánh thuế cao với 100 công ty lãi nhất hành tinh
Thỏa thuận cuối cùng dự kiến sẽ được ký kết trong cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu ngân hàng trung ương các nước G-20 tại Italy vào tháng 7/2021.
- 29-06-2021Gia tộc Samsung chật vật bán biệt thự, vay tiền ngân hàng trả thuế thừa kế
- 23-06-2021Ngân sách thâm hụt nặng vì Covid-19, Indonesia tính tăng thuế thu nhập với giới siêu giàu
- 13-06-2021‘Jeff Bezos cười vào mặt tất cả những người Mỹ đóng thuế’
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lên kế hoạch đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số với khoảng 100 doanh nghiệp trên toàn cầu có doanh thu ít nhất 20 tỷ euro tức 23,9 tỷ USD và 10% biên lợi nhuận, theo dự thảo mới đây nhất được gửi đến ước tính khoảng 140 nước và vùng lãnh thổ.
Theo báo Nikkei, các nước tham gia đàm phán cần phải lên được chi tiết kế hoạch đánh thuế này trong buổi họp trực tuyến kéo dài 2 ngày bắt đầu từ ngày thứ Tư tuần này.
Cuộc vận động đánh thuế toàn cầu là cách phản ứng với sự trỗi dậy của nhóm các doanh nghiệp công nghệ lớn trên toàn cầu như Google, Amazon, Facebook hay Apple.
Thông thường, các doanh nghiệp phải chịu thuế ở nơi mà họ đặt nhà máy, cửa hàng hoặc các hoạt động vật lý khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ của họ trên không gian số và không có sự hiện diện nhiều về mặt vật lý trên khắp thế giới. Việc đánh thuế với hoạt động của họ cho đến nay thực sự là thách thức.
Vào đầu tháng 6/2021, Bộ trưởng Tài chính các nước công nghiệp phát triển G7 đã đồng ý ủng hộ đánh thuế ngưỡng tối thiểu với dịch vụ kỹ thuật số, động thái mới này nhắm đến khoảng 100 doanh nghiệp đa quốc gia. Kế hoạch này dự kiến sẽ áp dụng thuế doanh thu khoảng 20% với tất cả các lợi nhuận trên biên 10%.
Ví dụ, công ty có biên lợi nhuận 15% sẽ nộp thuế 20% với tất cả các nguồn lợi nhuận vượt ngưỡng 10%. Những nguồn lợi nhuận này sau đó sẽ được chia trong nhóm các nước và vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận.
Việc phân phối các loại thuế như vậy cho đến nay chưa được tính toán chi tiết tuy nhiên nó sẽ còn phụ thuộc vào số lượng người dùng cụ thể và mức độ lợi nhuận tại mỗi thị trường.
Amazon có biên lợi nhuận dưới 10%, theo kết quả lợi nhuận mới nhất, vì vậy Amazon dưới ngưỡng chịu thuế này. Những nước muốn đánh thuế Amazon có thể xem xét đến mảng điện toán đám mây vốn siêu lợi nhuận như một ngoại lệ.
Ước tính chỉ có một số công ty Nhật dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng bởi đề xuất của OECD.
Chính phủ một số nước đang kêu gọi khối này loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh như tài chính và hàng hóa khỏi quy định thuế mới. Các cuộc đối thoại về chi tiết của thỏa thuận đánh thuế dự kiến sẽ tiếp tục.
Ngoài thuế, các nước thành viên OECD cũng đang tính đến đánh thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu. Chính phủ một số nước thành viên đang ủng hộ mức thuế 15% cũng giống như G7 làm trước đây. Tuy nhi
BizLive