Nhóm tỷ phú Mỹ săn tìm 'kho báu' ở đảo băng Greenland
Nhiều tỷ phú nằm trong danh sách giàu nhất thế giới đang tài trợ cho một cuộc săn tìm kho báu khổng lồ trên hòn đảo băng ở bờ biển phía tây Greenland (Đan Mạch).
- 03-09-2022Những cuộc đời lao đao vì "mua nhà trên giấy" ở Trung Quốc
- 02-09-2022Trào lưu bùng nổ xe điện có nguy cơ "hẫng nhịp" khi đối diện thách thức biến đổi khí hậu
- 02-09-2022Một thị trường bùng nổ ‘nhờ’ bão giá, dự kiến đạt doanh thu 178 tỷ USD trong năm
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến băng ở Greenland tan chảy với tốc độ chưa từng thấy. Điều này lại tạo ra “cơ hội vàng” cho các nhà đầu tư và các công ty khai thác tìm kiếm loại khoáng sản có thể cung cấp đủ năng lượng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Nhóm tỷ phú Mỹ bao gồm cả Jeff Bezos, Michael Bloomberg và Bill Gates đang đặt cược rằng bên dưới những ngọn đồi, những thung lũng trên đảo Disko tại Greenland và bán đảo Nuussuaq có đủ khoáng sản để cung cấp năng lượng cho hàng trăm triệu chiếc xe điện.
Có 30 nhà địa chất, đầu bếp, phi công và thợ máy đang cắm trại tại địa điểm nơi Kobold và Blujay tìm kiếm “kho báu bị chôn vùi”. (Ảnh: CNN).
Để chứng minh điều đó, nhóm tỷ phú Mỹ đang hỗ trợ tài chính cho công ty khởi nghiệp về khai thác khoáng sản Kobold Metals, có trụ sở tại California, (Mỹ). Doanh nghiệp này đã hợp tác với công ty Bluejay Mining để tìm kiếm các kim loại quý hiếm ở đảo Greenland nhằm giúp chế tạo xe điện và pin lớn để lưu trữ năng lượng tái tạo.
Theo đó, có tới 30 nhà địa chất đầu bếp, phi công và thợ máy đang cắm trại tại địa điểm nơi Kobold và Blujay tìm kiếm “kho báu bị chôn vùi”.
Họ thu thập mẫu đất trong khi sử dụng máy bay không người lái, máy bay trực thăng và máy phát để đo điện từ trên bề mặt đất và lập sơ đồ phân tích các lớp đá bên dưới. Không chỉ vậy, các chuyên gia còn sử dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích dữ liệu nhằm xác định chính xác vị trí cần khoan.
Giám đốc điều hành Bluejay Mining Bo Møller Stensgaard cho biết: “Thật đáng lo ngại khi phải chứng kiến những hậu quả và tác động do biến đổi khí hậu ở Greenland. Tuy nhiên, những thay đổi khí hậu này đã giúp việc thăm dò và khai thác ở Greenland trở nên thuận lợi hơn".
Theo ông Stensgaard, biến đổi khí hậu đã khiến thời gian tan băng diễn ra nhanh hơn. Nhờ vậy mà các nhóm khai thác có thể vận chuyển thiết bị hạng nặng, cũng như chuyển kim loại ra thị trường toàn cầu dễ dàng hơn.
Biến đổi khí hậu đang khiến băng ở Greenland tan chảy với tốc độ chưa từng thấy. (Ảnh: CNN).
Việc băng tan nhiều hơn, thời gian nhanh hơn cũng giúp con người tiếp cận với những vùng đất đã bị chôn vùi dưới băng trong hàng thế kỷ, thậm chí là hàng thiên niên kỷ qua. Chúng đều là những điểm thăm dò khoáng sản đầy tiềm năng.
Ông Mike Sfraga, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Bắc Cực của Mỹ, cho rằng, xu hướng băng tan mang lại nhiều yếu tốc tích cực, lộ thiên thêm nhiều diện tích đất - một số vùng đất có thể mang lại nhiều tiềm năng khai thác khoáng sản.
Greenland là một ví dụ điển hình. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Greenland, nơi này có thể trở thành điểm nóng về than, đồng, vàng, các nguyên tố đất hiếm và kẽm.
Cơ quan này cho biết thêm, chính phủ quyền địa phương đã thực hiện một số "đánh giá tài nguyên trên những vùng đất không có băng". Nhờ đó, chính quyền "nhận ra tiềm năng đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia thông qua khai thác khoáng sản”.
Dù vậy, ông Sfraga vẫn nhấn mạnh việc ủng hộ khai thác không phải là phá hoại môi trường: “Chính quyền Greenland hỗ trợ sự việc thúc đẩy khai thác có trách nhiệm, bền vững và hiệu quả về mặt kinh tế đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ”.
Giám đốc Stensgaard cũng lưu ý rằng những khoáng chất quan trọng khai thác ở Greenland sẽ "cung cấp một phần giải pháp để đối phó với những thách thức" mà cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra.
Biến đổi khí hậu khiến thời gian băng tan rút ngắn lại. (Ảnh: CNN).
Trong một diễn biến khác, các nhà khoa học nghiên cứu về Bắc Cực lại e ngại tình trạng băng ở Greenland dần biến mất và đẩy mực nước biển lên cao hơn.
VTC News