NHTW Trung Quốc đổi hướng chính sách để đối phó với tăng trưởng giảm tốc và chiến tranh thương mại
Các biện pháp kích thích mới và nới lỏng các chính sách tín dụng ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang chùn bước trong nỗ lực giảm nợ.
- 15-08-2018'Đám mây đen' chiến tranh thương mại bao trùm nỗ lực quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ
- 10-08-2018Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, trade war leo thang, tương lai nào cho tỷ giá nhân dân tệ?
- 06-08-2018Chứng khoán Trung Quốc và Nhân dân tệ đang bị bán khống mạnh
Ngân hàng trung ương Trung Quốc mới đây cho biết họ sẽ không dùng các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế đang trì trệ nhưng sẽ giữ thanh khoản ở mức hợp lý và cung cấp thêm các gói trợ giúp cho các công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận các gói tài chính.
Các chính sách cũng sẽ được thực hiện nhiều hơn về để tìm kiếm các biện pháp linh hoạt và hiệu quả, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết trong một tuyên bố được ban hành tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
PBOC đưa ra thông báo này trong bối cảnh có một loạt các báo cáo mờ nhạt từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những tháng gần đây, đồng nhân dân tệ sụt giá mạnh so với đồng đô la và thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc.
Với nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và ảnh hưởng của thuế quan thương mại của Mỹ vẫn đang được cảm nhận rõ rệt, các nhà hoạch định chính sách đang chuyển hướng ưu tiên của họ để giảm thiểu rủi ro cho tăng trưởng.
Đặc biệt, PBOC cho biết sẽ đặc biệt lưu ý đến các công ty nhỏ hơn đang gặp khó khăn trong việc vay vốn và vẫn đang vật lộn với các khoản vay và chi phí hoạt động gia tăng. Đây cũng là các công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện pháp kiềm tỏa chính thức với các hoạt động cho vay rủi ro như ngân hàng trong bóng tối.
Các nhà phân tích kỳ vọng PBOC sẽ cắt giảm thêm các khoản thuế và phí. PBOC cũng đã xác định rằng số tiền có được từ việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên được dành cho các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để tạo bước đệm cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, các biện pháp kích thích mới và nới lỏng các chính sách tín dụng ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang chùn bước trong nỗ lực giảm nợ.
Phó Thủ tướng Liu He nói hôm thứ Hai rằng Trung Quốc cần tăng cường thị trường vốn và mở rộng các kênh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, hiệu quả của các động thái như vậy vẫn rất mờ nhạt. Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng ít nhất tám năm để cải thiện tài chính cho các công ty nhỏ hơn, nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng vấn đề này chỉ trở nên tồi tệ hơn, với các công ty nhà nước tiếp tục nhận được phần tín dụng ưu đãi hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 6,7% trong quý hai so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn cao hơn mục tiêu cả năm của chính phủ (khoảng 6,5%) nhưng một số chỉ số hoạt động chính đang suy yếu nhanh.
Đầu tư tài sản cố định đang tăng trưởng với tốc độ chậm kỷ lục, trong khi các khoản nợ xấu tăng mạnh trong quý hai và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 5,1%.