NHTW và thị trường chứng khoán: "Cuộc ly hôn" bất thành
NHTW và thị trường đang tồn tại một mối quan hệ "không lành mạnh", khi mà cả hai bên đều run tay về những điều mà nửa còn lại có thể làm. Và như vậy, ly hôn là điều không thể xảy ra.
- 12-09-2016Chuyên gia của NHTW Trung Quốc cảnh báo về bong bóng bất động sản
- 09-09-2016Các NHTW đã bơm 9.000 tỷ USD, kinh tế thế giới vẫn chưa thể phục hồi
- 23-08-2016Neo tỷ giá - Khi các NHTW "một tay che cả bầu trời"
Sau một tháng thị trường rũ bỏ tấm áo mơ màng để trở lại với dáng vẻ sống động thường thấy, nhà giao dịch đã quay trở lại bàn làm việc. Hôm thứ 6 (9/9), thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến đợt bán tháo đầu tiên (cả chứng khoán và trái phiếu) kể từ sau khi Anh quyết định rút chân khỏi EU. 2 phiên sau đó thị trường đều biến động trên 1%, mức lâu rồi nhà đầu tư mới thấy.
Nguyên nhân lớn nhất được cho là đến từ cả những “hành động” và “không hành động” của NHTW. Nhiều nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất trong năm nay. Tuần trước, ECB đã không thể bổ sung các biện pháp kích thích tiền tệ.
Bên cạnh đó, thời hạn đến ngày quyết định ai sẽ thay ông Obama để bước vào Nhà Trắng càng đến gần, trong khi sức khỏe của bà Hillary Clinton khiến phần lớn nhà đầu tư – những người không ưa gì Đảng Cộng hòa - lo lắng, thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái trì trệ bối rối mà tạp chí The Economist gọi đó là “stagfusion”.
Nhà đầu tư đã quen với chính sách lãi suất và lợi suất trái phiếu thấp kể từ khi một loạt NHTW bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Một mặt, họ kiếm được tiền nhờ giá tài sản và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng (đặc biệt là ở Mỹ), nhờ lãi suất thấp. Mặt khác, họ cũng cằn nhằn lãi suất đã được giữ quá thấp ngày này qua ngày khác.
Những nhà quản lý quỹ theo chủ nghĩa tự do không thích sự can thiệp quá sâu của giới chức vào thị trường. Lợi suất trái phiếu thấp khiến cho nợ tại những công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu tăng. Nhiều chiến lược gia và nhà kinh tế lo lắng về một viễn cảnh trì trệ kéo dài trăm năm mới có một lần sẽ xảy ra.
Chính những điều đó đã khiến nhà đầu tư hoang mang. Họ nhận ra rằng thế giới lãi suất 0% và lợi suất trái phiếu âm vốn đã kỳ quặc và không thể tồn tại mãi mãi, nhưng họ lo sợ viễn cảnh xảy ra sau khi không còn nhận được lợi ích từ các NHTW. Có lẽ trì trệ sẽ còn tốt hơn là kích thích tăng trưởng? Vì vậy, thuật ngữ “trì trệ bối rối” ra đời.
Và bằng cách phán đoán thông qua phát biểu của giới chức NHTW, nhà đầu tư không phải là đối tượng duy nhất bị làm cho hoang mang. Nhiều cán bộ NHTW lo lắng rằng chính sách tiền tệ đã tận lực, và các nền kinh tế cần cải cách cấu trúc (và kích thích tài khóa) nếu muốn tăng trưởng hơn nữa. Thực tế là NHTW ngày càng lấn sâu hơn vào nghị trường chính trị - điều khiến họ cảm thấy không thoải mái.
Tuy nhiên NHTW vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của mình, và nếu chính phủ không cải cách, họ có thể làm được gì khác ngoài kích thích. Trong khi Fed đang lo sợ nâng lãi suất vào thời điểm này là quá sớm và có thể phá hoại những nỗ lực hục hồi giai đoạn những năm 1930 (hay tại Nhật Bản những năm 1990). Rõ rằng, một khi thị trường rung lắc, các NHTW sẽ phải suy nghĩ lại.
Vì vậy, giữa NHTW và thị trường đang tồn tại một mối quan hệ "không lành mạnh", khi mà cả hai bên đều run tay về những điều mà nửa còn lại có thể làm. Và như vậy, ly hôn là điều không thể xảy ra.