MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhu cầu kho bãi sẽ tăng cao sau “bước ngoặt” EVFTA

16-06-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Đó là nhận định chung của các diễn giả tại sự kiện Partner Day 2020 – Gặp gỡ đối tác chiến lược do Công ty Cổ phần Long Hậu (LHC) tổ chức ngày 11/06/2020.

Partner Day là sự kiện thường niên của LHC nhằm mục đích tri ân các đối tác chiến lược của Khu công nghiệp Long Hậu, từ đó mở rộng và thắt chặt quan hệ hợp tác giữa các bên, đồng thời mang đến các thông tin tổng quan, dự báo về thị trường của các lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn hàng đầu.

Chương trình năm nay thu hút hơn 100 đối tác tham dự là các Hiệp hội quốc tế, đơn vị tư vấn, ngân hàng, doanh nghiệp hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Với chủ đề "Logistics industry after EVFTA: Takeoff or takeover?" (tạm dịch: "Ngành industry sau EVFTA: "Cất cánh" hay cản trở?"), Partner Day 2020 đã đem đến nhiều thông tin, nhận định hữu ích về ngành sản xuất và logistics trước cơ hội từ Hiệp định EVFTA.

Thị trường logistics và kho bãi đã thay đổi thế nào trước thềm EVFTA?

Theo ông Tobias Gruemmer, Giám đốc Vận hành khu vực của A.P. Moller - Maersk, các ngành sản xuất và logistics tại Việt Nam có sự thay đổi nhưng chưa thực sự rõ rệt. So sánh với dân số khối Liên minh châu Âu khoảng 500 triệu người, thì khu vực Đông Nam Á với dân số 600 triệu, trong đó Việt Nam là 100 triệu người được đánh giá là thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng.

Trước đây, Việt Nam tập trung vào xuất khẩu với việc hình thành nhiều khu chế xuất, song nay đã đẩy mạnh hơn vào nhập khẩu và sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu hiện nay, khiến thói quen tiêu dùng dần thay đổi, dẫn đến sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng.

Nhu cầu lưu trữ, vận chuyển hàng hóa tăng mạnh kéo theo các giải pháp về kho bãi, giao hàng được đa dạng hóa và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Thị trường logistics dự báo sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới và được đánh giá là "mảnh đất màu mỡ" cho nhà đầu tư.

Nhu cầu kho bãi sẽ tăng cao sau “bước ngoặt” EVFTA - Ảnh 1.

Ông Tobias Gruemmer đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng về logistics

Nguồn cung kho bãi sẽ khan hiếm trong tương lai?

Buổi thảo luận trở nên "nóng" hơn với quan điểm trái chiều về nguồn cung kho bãi sẽ trở nên khan hiếm. Ông Tobias Gruemmer không đồng ý với ý kiến này khi cho rằng nguồn cung sẽ thay đổi theo nhu cầu. Đơn cử 10 năm trước vào thời điểm thị trường bán lẻ đang rất sôi động, hàng loạt nhà đầu tư "đổ tiền" vào không gian bán lẻ, khiến nguồn cung gia tăng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Ở một khía cạnh khác, ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Tiếp thị Kinh Doanh Công ty CP Long Hậu lại cho rằng nhận định này là có khả năng xảy ra. Đứng ở góc độ chủ đầu tư khu công nghiệp, tại Long Hậu có nhiều doanh nghiệp xây kho chứa và đều hoạt động rất tốt.

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu 3 – Giai đoạn 1 cũng dành một phân khu logistics với lợi thế về vị trí vùng. Thời gian qua, Long Hậu nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với nhu cầu xây dựng kho lạnh, kho hàng. Do vậy, sự khan hiếm nguồn cung là rất có thể trong tương lai.

Nhu cầu kho bãi sẽ tăng cao sau “bước ngoặt” EVFTA - Ảnh 2.

LHC triển khai phân khu logistics park tại KCN Long Hậu 3 – Giai đoạn 1

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư từ nước ngoài, với làn sóng dịch chuyển nhà máy hiện nay và các hiệp định thương mại được ký kết. Trong đó, EVFTA được dự báo sẽ là đòn bẩy để Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư từ các nước châu Âu.

Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) chia sẻ, Việt Nam được xem là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức tại khu vực châu Á với hơn 4.000 doanh nghiệp Đức đang xuất khẩu tại đây. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc thu hút FDI từ châu Âu, một trong những yếu tố quan trọng cần chuẩn bị đó là nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có tay nghề cho ngành sản xuất và logistics.

Đây cũng là thách thức lớn của Việt Nam hiện nay khi số lượng nhân sự chất lượng cao đang không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Việt Nam cần tăng cường triển khai các trung tâm và khóa học đào tạo nghề, trang bị kiến thức và kỹ năng cho người lao động nhằm có thể thích ứng với dây chuyền sản xuất hiện đại, đòi hỏi chuyên môn và tay nghề.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên