Nhu cầu laptop giảm tốc, lợi nhuận DGW, FRT và MWG gặp khó
Sức mua các sản phẩm điện tử (đặc biệt là laptop) sụt giảm hậu dịch Covid-19, khiến lợi nhuận của sau thuế quý 2/2022 của Digiworld (Mã CK: DGW) dự kiến chỉ tăng 20,1% so với cùng kỳ.
- 19-03-2022Cổ phiếu tăng phi mã, FPT Shop công bố nắm 35% thị phần laptop, muốn mở thêm 150 trung tâm laptop chuyên nghiệp trong năm 2022
- 13-12-2021Ông Đoàn Hồng Việt: Thị trường điện thoại, laptop, table… Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng đến 50%, và Digiworld sẽ đạt hơn 1 tỷ USD doanh thu năm 2022
- 06-09-2021Doanh số máy tính bảng, laptop… tăng phi mã mùa "tựu trường" online: FPT Shop, CellphoneS, Digiworld dù hưởng lợi vẫn bị gặp khó khăn về vận chuyển
Thông tin này được FiinTrade đề cập trong báo cập nhật lần 2 về kết quả kinh doanh quý 2/2022 của các doanh nghiệp niêm yết.
Theo đó, lợi nhuận ước tính quý 2/2022 của các doanh nghiệp bán lẻ như Digiworld (Mã CK: DGW) và FPT Retail (Mã CK: FRT) có thể tăng 152% so với cùng kỳ, giảm tốc so với mức tăng +669% và +176% trong hai quý liền trước.
Sức mua các sản phẩm điện tử (đặc biệt là laptop) sụt giảm hậu dịch Covid-19, khiến lợi nhuận của sau thuế của DGW dự kiến chỉ tăng 20,1% so với cùng kỳ, giảm sâu so với quý trước đó.
FiinTrade cho biết, thực tế này cũng đang diễn ra ở các doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ khác là CTCP Thế giới di động (Mã CK: MWG).
Dù chưa có ước tính kết quả kinh doanh quý 2 của MWG, song nên biết, doanh thu ngành hàng ICT và điện máy tăng thấp, +2% YoY, trong khi doanh thu Bách Hóa xanh giảm 8% YoY do nền so sánh ở mức cao vì nhu cầu mua thực phẩm tại siêu thị tăng mạnh trong giai đoạn giãn cách xã hội trước đây.
"Dưới áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu về các mặt hàng không thiết yếu (bao gồm hàng điện tử điện lạnh) dự kiến sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới, ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số của các doanh nghiệp bán lẻ", báo cáo nêu.
Ngân hàng nào sẽ báo lãi đậm quý 2/2022?
Cũng theo FiinTrade, hai ngân hàng quy mô vừa là TPBank (Mã CK: TPB) và Eximbank (Mã CK: EIB) ước lợi nhuận tăng cao trong quý 2/2022.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của EIB có thể tăng tới 193,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giảm trích lập dự phòng. Trong khi đó, lợi nhuận của TPB có thể tăng tới 38,9% so với cùng kỳ năm trước nhờ đẩy mạnh cho vay và thu nhập tốt từ phí.
Theo FiinTrade, câu chuyện tăng trưởng của TPB dù chưa thể mang tính chất đại diện cho cả ngành nhưng cũng cho thấy tiềm năng lợi nhuận quý 2 khả quan tại các ngân hàng còn dư địa cho vay và có thu nhập tốt từ hoạt động dịch vụ.
FiinTrade cho rằng, những ngân hàng có tiềm năng lợi nhuận tốt trong quý 2/2022, có định giá tương đương hoặc thấp hơn trung bình 10 năm và giá chưa phản ảnh lợi nhuận như ACB, VIB và LPB, sẽ là các cổ phiếu đáng quan tâm.
Viettimes