MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhu cầu một mặt hàng bất ngờ tăng, trở thành tín hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế lớn nhất thế giới

27-08-2024 - 08:14 AM | Tài chính quốc tế

Nhu cầu về mặt hàng này tăng cao có thể là dấu hiệu mới nhất cho thấy người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng và vật lộn với giá cả đắt đỏ.

Nhu cầu một mặt hàng bất ngờ tăng, trở thành tín hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế lớn nhất thế giới- Ảnh 1.

Theo Khảo sát Triển vọng Sản xuất Texas của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Dallas công bố ngày 27/8, danh mục xúc xích ăn tối đối với một nhà sản xuất đã có “sự tăng trưởng khiêm tốn”. Điều này cho thấy người mua sắm có xu hướng lựa chọn các sản phẩm rẻ hơn. Họ cắt giảm chi tiêu khi lạm phát tích lũy ảnh hưởng đến sức mua.

Báo cáo của Fed Dallas cho biết danh mục này có xu hướng tăng khi nền kinh tế suy yếu. Đó là vì “xúc xích là một loại protein thay thế tốt cho các loại protein đắt tiền hơn. Người tiêu dùng có thể ‘cầm cự’ ngân sách nhờ chúng”.

Câu chuyện này được Bespoke Investment Group chỉ ra trên X. Giá cả hàng tạp hóa vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm xuống gần mức được coi là lành mạnh, mức tăng giá chung so với vài năm trước đã khiến người Mỹ cảm thấy khó chịu về tình hình kinh tế quốc gia.

Ngày càng nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp, bao gồm cả những người đứng đầu một số chuỗi nhà hàng lớn nhất, đã cảnh báo rằng tiêu dùng đang bắt đầu chậm lại.

Việc chuyển đổi từ các loại thịt đắt tiền sang xúc xích phản ánh nhu cầu “giảm giá”. Những khách hàng có điều kiện có thể chọn protein như bít tết hoặc thịt gà. Mặt khác, những người tiêu dùng bình dân quan tâm đến giá cả sẽ săn lùng xúc xích hoặc các lựa chọn thay thế khác có giá rẻ hơn.

Các nhà sản xuất thực phẩm khác trả lời khảo sát của Fed Dallas cũng nêu lên mối lo ngại về sức khỏe kinh tế. Một người cho biết ngành nông nghiệp nói chung đang “bị tổn thương”, đồng thời nêu ra những thách thức từ các yếu tố như thời tiết và chi phí tăng cao.

Một người khác nói rõ hơn rằng đó là dấu hiệu “chuẩn bị suy thoái”.

Theo CNBC

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên