MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhu cầu tiêu thụ than trên toàn thế giới giảm 2 năm liên tiếp

21-06-2017 - 22:06 PM | Thị trường

Dữ liệu thường niên về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới cho thấy nhu cầu tiêu thụ than đã giảm 2 năm liền.

Kể từ năm 2000, Trung Quốc cùng với một số quốc gia phát triển khác đã tiêu thụ quá nhiều than bằng việc xây dựng hàng loạt các nhà máy nhiệt điện với tốc độ chóng mặt. Than trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 2 con số và giúp hàng triệu người dân khu vực nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Tuy nhiên than lại là một trong những nhân tố khiến lượng khí các carbon trong không khí ngày càng tăng. Nếu tình trạng sử dụng than quá mức vẫn tiếp diễn, mục tiêu cắt giảm khí phát thải nhà kính toàn cầu khó lòng có thể đạt được.

Điều đáng mừng là lượng tiêu thụ than ở các nước đang có chiều hướng giảm.

Dữ liệu thường niên về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới cho thấy nhu cầu tiêu thụ than đã giảm 2 năm liền.

Tại Mỹ và các một số nước châu Âu lần đầu tiên thực hiện phong trào ngày "không sử dụng than" kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Đặc biệt, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc giảm phụ thuộc vào than khi nhu cầu tiêu thụ đã giảm 3 năm liên tiếp và chính phủ nước này đang có ý định tiếp tục thắt chặt hơn nữa việc sử dụng năng lượng này.

Hoạt động sản xuất ở các nhà máy nhiệt điện than giảm khoảng 19%. Trên thực tế, tính trên phạm vi toàn cầu thì năm ngoái, số lượng nhà máy nhiệt điện than mới bắt đầu đi vào hoạt động ít hơn số nhà máy đang bị "đóng băng".

Số lượng nhà máy mới đã giảm tới 62%. Trong khi đó, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu, trong vòng 2 năm qua, nhiều nhà máy nhiệt điện với tổng công suất là 64 GW đã ngừng hoạt động.

Ở Trung Quốc, số lượng các nhà máy nhiệt điện giảm mạnh là do hàng loạt các chính sách của chính phủ đưa ra nhằm hạn chế việc sử dụng than như thu hồi giấy phép xây dựng nhà máy nhiệt điện tại 13 tỉnh, xây dựng kế hoạch đóng cửa nhà máy nhiệt điện than đã quá cũ, tuyên bố kế hoạch 13 năm cắt giảm 1.100 GW...

Những chính sách hạn chế than này tuy chưa được hoàn tất và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn khiến số lượng nhà máy nhiệt điện mới được chính phủ chấp thuận giảm tới 85% trong năm 2016.

Trong khi đó, sản lượng của các nhà máy điện Ấn Độ lại đang phục hồi, tăng gấp 3 lần từ 71.121 MW năm 2007 lên mức 211.562 MW năm 2017.

Theo Dự thảo Kế hoạch Năng lượng Quốc gia của chính phủ Ấn Độ tháng 12/2016 cho thấy chính phủ nước này "không muốn tăng sản lượng các nhà máy nhiệt điện vượt quá mức hiện tại, ít nhất là cho đến năm 2027".

Thay vào đó, chính phủ Ấn Độ mong muốn xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo 215 GW đến năm 2025 và nguồn năng lượng này sẽ ngày càng rẻ hơn.

Trong tương lai, trọng tâm ngành than dường như sẽ chuyển hướng sang các thị trường ngoài Trung Quốc và Ấn Độ như Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, và Việt Nam. Chính phủ các nước này đã cam kết mở rộng ngành than nhưng họ lại phải đối mặt với làn sóng phản đối ở trong nước và chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đang hạ xuống.

Theo Đức Quỳnh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên