Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong đang bất phân thắng bại, Hoa Sen nhảy vào
Nếu CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) chiếm thị phần tuyệt đối tại miền Nam thì CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) lại thống lĩnh thị trường miền Bắc. Cả hai doanh nghiệp này đăng có kế hoạch tấn vào thị trường còn lại nhưng để giành chiến thắng trong cuộc chiến giành thị phần này là không hề đơn giản với sự góp mặt của tên tuổi mới là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG).
- 05-10-2016Xuất 10 triệu tấn dầu thu 3,9 tỷ USD, nhập 4 triệu tấn nhựa bay mất 6 tỷ USD
- 27-09-2016Doanh nghiệp ngành nhựa “đón đầu” hội nhập?
- 09-09-2016Nhựa Bình Minh bị truy thu và phạt gần 7,6 tỷ đồng tiền thuế
Nhựa Tiền Phong - Nhựa Bình Minh: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Nếu xét về thâm niên hoạt động thì NTP có mặt từ năm 1960, trong khi BMP chỉ mới thành lập từ năm 1997. Sản phẩm chủ lực của BMP và NTP khá tương đồng với các sản phẩm từ nhựa PVC dùng trong xây dựng và dân dụng, kế đến là các dòng sản phầm HDPE và PPR.
Ngay khi bước chân vào lĩnh vực nhựa, cả hai doanh nghiệp này đểu nhanh chóng chiếm được thị phần mình đang đóng chân. Cụ thể, BMP hiện chiếm 50% thị phần tại miền Nam, trong khi NTP chiếm khoảng 70% thị trường miền Bắc.
Do thị phần lớn hơn nên doanh thu của NTP luôn nhỉnh hơn BMP. Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của NTP đạt 1.994 tỷ đồng (tăng 22%) trong khi BMP chỉ đạt 1.599 tỷ đồng (tăng 23%). Tuy nhiên, lợi nhuận của BMP lại cao hơn hẳn với 347 tỷ đồng so với 197 tỷ đồng của NTP.
Theo lý giải của giới đầu tư, nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch biệt này chính là chính sách bán hàng tương đối khác nhau giữa hai doanh nghiệp. Chẳng hạn, NTP có chính sách hỗ trợ đại lý và kênh phân phối thông qua việc gia tăng chiết khấu nhằm giữ vững thị phần khiến cho chí tăng cao.
Ngược lạị, BMP lại theo đuổi chính sách nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng thông qua các đại lý, cửa hàng bằng các chương trình khác như tổ chức hội nghị cửa hàng cho đại lý, thay vì chạy theo cuộc đua tăng mức chiết khấu như NTP nên đòn bẩy tài chính thấp.
Kẻ phá bĩnh HSG
Trong chiến lược phát triển của mình, cả 2 doanh nghiệp đều đặt ra chiền lược tấn công vào thị trường của nhau nhằm gia tăng thị phần. Và một trong những giải pháp được cả hai doanh nghiệp này lựa chọn là thâu tóm các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, bước đi của hai doanh nghiệp cũng thể hiện sự khác biệt khi NTP thdể hiện sự táo bạo khi đánh thẳng vào miền Nam, còn BMP lại thận trọng hơn khi đánh thăm dò tại miền Trung.
ĐHCĐ năm 2016 của BMP đã thông qua việc sát nhập CTCP Nhựa Đà Nẵng (DPC) nhằm mở rộng, phát triển địa bàn kinh doanh và tăng trưởng thị phần. Hiện nay DPC là tổng kho của BMP, chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cho thị trường miền Trung và Tây Nguyên. Việc sát nhập với DPC kỳ vọng sẽ giảm được 6-8% chi phí so với việc vận chuyển sản phẩm ra miền Trung.
Việc mở rộng thị phần của BMP chậm chạp một phần đến từ tỷ lệ chiết khấu thương mại của BMP quá thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chính vì vậy, việc dung hòa giữa tăng chiết khấu thương mại để tăng thị phần hay tại các tỉnh miền Trung đang là vấn đề nan giải mà BMP cần phải tìm hướng giải quyết trong thời gian tới.
Ngược lại, NTP đánh thẳng vào thị trường miền Nam bằng việc thành lập CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong miền Trung (Nghệ An) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam (Bình Dương). Cuối năm 2015, NTP tiếp tục thâu tóm thêm CTCP Nhựa Năm Sao (Hải Phòng). Thế nhưng, dù thực hiện chính sách chiết khấu hấp dẫn cho các đại lý nhưng NTP vẫn chưa thể lật đổ BMP tại thị trường phía Nam.
Trong khi cuộc chiến tranh giành thị phần của NTP và BMP vẫn trong thế trận giằng co thì “người thứ 3” là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bất ngờ xuất hiện. Bắt đầu từ tháng 8/2016, HSG chính thức đưa dòng sản phẩm ống nhựa tới các hệ thống phân phối, bán lẻ cung ứng cho thị trường Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Tương tự NTP và BMP, các dòng sản phẩm chính là ống nhựa PVC, HDPE, PPR và phụ kiện.
Với năng lực sản xuất và hệ thống phân phối rộng khắp mình, HSG đang trở thành đối thủ đáng gờm của NTP và BMP. Vì lẽ đó, cuộc chiến giữa các ông lớn ngành nhựa ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Ngành nhựa là một trong những ngành có mức phát triển cao, với tốc độ phát triển trung bình từ 20-25%/năm. Tính đến cuối năm 2015, ngành công nghiệp nhựa đã đóng góp đến 4,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia và dự báo tổng giá trị sản xuất của ngành sẽ đạt đến con số 8,81 tỷ USD vào năm 2020.
Trí Thức Trẻ